Táo bón là tình trạng rối loạn đường ruột khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện đi ngoài ít, đau rát khi đại tiện, quấy khóc, cáu bẳn, ăn uống kém. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ 2 tuổi? Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi sử dụng như thế nào cho hiệu quả?
Táo bón ở trẻ 2 tuổi có triệu chứng gì?
Trẻ ở những độ tuổi khác nhau biểu hiện của tình trạng táo bón lại có sự thay đổi. Với trẻ 2 tuổi, cha mẹ có thể nhận biết con bị táo bón thông qua các dấu hiệu dưới đây:
Trẻ bị táo bón đi ngoài ít hơn bình thường
Đây là dấu hiệu điển hình và rõ rệt ở những người bị táo bón. Trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ đi đại tiện thường xuyên và đều đặn.Còn với trẻ 2 tuổi bị táo bón, số lần đi ngoài giảm, dưới 3 lần một tuần. Cha mẹ có thể dễ dàng theo dõi và sớm nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ.
Trẻ 2 tuổi táo bón đi đại tiện khó khăn, đau rát
Phân không được đào thải ra ngoài môi trường mà tích tụ lâu ngày trong cơ thể dễ bị mất nước và trở nên khô cứng. Trẻ đi đại tiện rất khó khăn, phải cố rặn để đẩy phân ra ngoài. Đôi khi phân còn lẫn cả máu và chất nhầy
Trẻ thường quấy khóc và khó chịu mỗi khi đi tiêu. Cứ như thế sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lẩn tránh và nhịn đi tiêu. Điều này khiến cho tình trạng táo bón ở trẻ càng trở nên trầm trọng
Trẻ 2 tuổi táo bón đi đại tiện khó khăn, đau rát
Trẻ táo bón ăn uống kém, bụng dạ khó chịu
Khi bị táo bón, ngoài các biểu hiện ở trên, trẻ có thể biếng ăn, ăn uống kém hơn bình thường. Nguyên nhân là do khi bị táo bón, bé thường có các biểu hiện khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn. Thức ăn bị ứ đọng ở đường ruột trong thời gian dài khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đôi khi đau bụng, người mệt mỏi. Khả năng ăn uống giảm sút
Trẻ táo bón ăn uống kém, bụng dạ khó chịu
Táo bón ở trẻ 2 tuổi nguyên nhân do đâu?
Một số nguyên nhân nhân điển hình gây ra tình trạng táo bón ở trẻ 2 tuổi bao gồm:
Trẻ uống ít nước dễ bị táo bón
Theo kết quả từ các cuộc khảo sát, không uống đủ nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, chiếm tỷ lệ lên tới 60%. Nước là thành phần giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Không bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ cản trở quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và gây ra táo bón.
Khi thiếu nước, cơ thể sẽ tự động huy động nước từ mọi nguồn: thức ăn, nước uống, thậm chí là nước từ chất thải. Đây chính là nguyên nhân khiến phân bị khô cứng, di chuyển khó khăn trong đường ruột và gây bệnh táo bón ở trẻ em. Khiến trẻ đau rát, thậm chí gây chảy máu mỗi khi đại tiện
Lượng nước cần bổ sung cho trẻ mỗi ngày phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của bé. Cụ thể:
- Trẻ nặng 1-10 kg: cần bổ sung 100 ml/kg
- Trẻ nặng 11-20 kg: cần bổ sung 1000ml kết hợp với 50 ml nước trên mỗi 10 kg thể trọng
- Trẻ từ 21 kg trở lên: 1500 ml và 20 ml với mỗi kg thể trọng
Trẻ nhỏ thường rất lười uống nước. Vì vậy cha mẹ cần nhắc nhở bé thường xuyên và tạo thói quen cho bé uống đủ nước mỗi ngày
Trẻ uống ít nước dễ bị táo bón
Chế độ ăn uống chưa hợp lý gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ 2 tuổi
Chế độ ăn của trẻ bị thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị táo bón. Trẻ nhỏ thường rất lười ăn rau củ quả. Nguyên nhân là do các loại rau củ quả thường có vị nhạt, hơi ngái. Bên cạnh đó, màu xanh của các loại rau không thu hút trẻ nên trẻ thường ăn ít. Điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt nguồn chất xơ tự nhiên và dễ gây táo bón.
Bữa ăn của trẻ chứa quá nhiều chất đạm hay chất béo cũng khiến trẻ cảm thấy đầy bụng và khó tiêu. Các nhóm chất này có cấu trúc cồng kềnh, phức tạp, mất nhiều thời gian để phân giải và chuyển hóa. Bổ sung quá nhiều sẽ tạo áp lực cho hệ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống chưa hợp lý gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ 2 tuổi
Mẹ pha sữa không đúng công thức dễ khiến trẻ bị đầy bụng, táo bón
Phần lớn sữa công thức của trẻ đều chứa protein mà cơ thể phải mất nhiều thời gian để phân giải. Trẻ uống sữa quá nhiều, hoặc mẹ pha sữa quá đặc sẽ khiến trẻ thường xuyên bị đầy bụng và táo bón. Dinh dưỡng dư thừa không được cơ thể hấp thu mà lắng đọng tại ruột, khó đào thải
Trẻ không đi ngoài đều đặn cũng có nguy cơ bị táo bón
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nên được tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ. Điều này tạo cho trẻ phản xạ đi đại tiện tự nhiên. Sau một thời gian, bé sẽ đi ngoài đều đều vào đúng khung giờ đó
Còn ở những trẻ không có thói quen này, bé có thể nhịn đi tiêu vì đang mải chơi. Lâu dần sẽ gây nên tình trạng táo bón
Trẻ không đi ngoài đều đặn cũng có nguy cơ bị táo bón
Trẻ bị táo bón do lười vận động
Vận động thường xuyên giúp nhu động ruột được kích thích. Chức năng tiêu hóa được tăng cường, giúp phân dễ dàng di chuyển trong đường ruột. Trẻ lười tập luyện thể dục thể thao, chỉ ngồi ì một chỗ khiến hệ tiêu hóa cũng kém hoạt động. Dễ gây táo bón cũng như các rối loạn tiêu hóa khác.
Xem thêm Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi theo ý kiến từ các chuyên gia
Trẻ táo bón do loạn khuẩn đường ruột
Trẻ nhỏ rất dễ bị xâm nhập bởi vi sinh vật có hại nên đường ruột thường xuyên bị rối loạn, tổn thương. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hoạt động tiêu hóa bị cản trở dễ gây táo bón
Trẻ táo bón do loạn khuẩn đường ruột
Thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng
Thuốc làm mềm phân – thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Giống như tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng làm mềm phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng, không đau rát. Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là kéo nước vào lòng ruột. Nước thấm vào phân giúp phân mềm ra, di chuyển dễ dàng trong đường ruột. Kích thích trẻ đi đại tiện tự nhiên, không cần rặn quá sức.
Xem thêm 10 thực phẩm gây ra bệnh táo bón cho trẻ mẹ nào cũng phải biết
Thành phần của nhóm này thường là các hợp chất có tính khan nước như docusate, parafin lỏng. Những thành phần này không được cơ thể hấp thu nên an toàn khi sử dụng cho trẻ 2 tuổi. Phần lớn được bào chế dưới dạng ồng thụt hậu môn, đẩy thuốc trực tiếp vào trực tràng
Chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi bé bị táo bón nhiều ngày, không đi ngoài được. Không lạm dụng sử dụng thường xuyên cho trẻ vì thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đại tràng. Khi sử dụng nên kết hợp với động tác xoa bụng cho bé để kích thích nhu động ruột giúp phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn
Thuốc làm mềm phân – thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Xem thêm Làm thế nào để đi cầu nhanh khi táo bón? Tư vấn từ bác sĩ
Nhóm thuốc tạo khối – thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Sau khi vào cơ thể, các thuốc này trưởng nở và tạo thành gel. Giúp làm mềm và tăng thể tích của phân. Đồng thời cũng có tác dụng kích thích nhu động ruột. So với nhóm thuốc làm mềm phần thì các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chậm hơn (1-3 ngày)
Thành phần của thuốc chủ yếu là các polysaccarid có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp (FOS, GOS, Inulin). Khi sử dụng cần chú ý cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, tránh tình trạng táo bón nặng hơn và gây tắc nghẽn ruột.
Nhóm thuốc tạo khối – thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Xem thêm Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh những điều mẹ cần phải biết
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu – thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Đây là nhóm thuốc điều trị táo bón được sử dụng thường xuyên và phổ biến hơn cả. Dựa vào thành phần của thuốc, người ta chia thành 3 nhóm nhỏ:
- Muối nhuận tràng (Na+, Mg2+,…)
- Polyethylen glycon (PEG)
- Poly alcol không hấp thu (sorbitol, lactose, glycerin)
Các hoạt chất này khi vào cơ thể sẽ hòa tan và tạo thành các dung dịch ưu trương. Do đó hoạt động theo cơ chế giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước vào trong lòng ruột. Giúp phân mềm ra và dễ dàng tống ra khỏi cơ thể
Một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu được sử dụng phổ biến cho trẻ em gồm có Duphalac, Forlax, Sorbitol
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu – thuốc trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ 2 tuổi, cha mẹ cần thay đổi lại chế độ dinh dưỡng cho bé, tăng cường bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, uống đủ nước, đại tiện đều đặn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa