Tình trạng táo bón thường diễn ra khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ, nhiều mẹ gặp tình trạng của bé bị táo bón lần đầu. Chắc chắn khi ấy mẹ sẽ sợ hãi và bỡ ngỡ vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh không khó, nhưng mẹ cần kết hợp thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt khoa học cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết kiến thức về phòng và điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh.
1, Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh thường hay gặp tình trạng táo bón tuy nhiên không phải mẹ nào cũng đủ hiểu biết để phân biệt sớm bệnh này. Dưới đây là 3 dấu hiệu chính của trẻ sơ sinh khi bị táo bón:
1.1 Trẻ quấy khóc, giảm hoặc bỏ ti
Nếu như trẻ bất ngờ bỏ ăn quấy khóc thì đây là một biểu hiện báo động tình trạng sức khỏe của bé. Khi thức ăn không tiêu, không được đào thải sẽ gây ra khó chịu, đau bụng chướng bụng. Hệ tiêu hóa của trẻ không hoạt động bình thường. Tình trạng ứ đọng phân ở đại tràng nên sẽ làm trẻ dễ cáu gắt, chán ăn, lười ti rõ rệt.
1.2 Trẻ giảm hẳn số lần đi ngoài
Thông thường trẻ sơ sinh đi ngoài 2-3 lần một ngày, tuy nhiên đối với một số trẻ khác có số lần đi ngoài ít hơn 2 lần một ngày. Trẻ vẫn được coi là khỏe mạnh và có hệ tiêu hóa tốt khi đi ngoài đều đặn với phân mềm hoặc lỏng.
Trẻ có dấu hiệu bị táo bón khi giảm đột ngột số lần đi ngoài. Cùng với đó là kèm theo dấu hiệu khó chịu, có biểu hiện rặn rất khó khăn. Phân có thể khô hoặc bị vón cục.
1.3 Trẻ cứng bụng, đầy bụng.
Cha mẹ kiểm tra bụng cho trẻ thấy tình trạng đầy bụng khó tiêu, bụng luôn trong tình trạng căng cứng . Đây cũng là một dấu hiệu báo động tình trạng táo bón ở trẻ.
2, Nguyên nhân và cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh
Tìm được nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp là cô cùng quan trọng. Hiện rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, sau đây là một số nguyên nhân chính:
2.1 Do chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt mất cân bằng của mẹ
Trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng, cup cấp đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và kháng thể cho trẻ. Tuy nhiên nếu như thực đơn ăn uống của mẹ mất cân đối thì sẽ rất dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón ở trẻ . Đặc biệt khi mẹ ăn nhiều thực phẩm cay nóng, thiếu chất xơ, quá nhiều đạm, đồ khó tiêu vv.
Bên cạnh đó chế độ sinh hoạt của mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa. Nên mẹ cần đảm bảo đủ giờ ngủ nghỉ, thể dục vận động.
Để bé không bị tình trạng táo bón thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn khoa học. Và đảm bảo lượng chất xơ cân đối 4 nhóm thực phẩm cho trẻ. Mẹ cũng nên uống nhiều nước, ăn một số loại sữa chua để tăng cường hệ lợi khuẩn của bản thân.
2.2 Sữa ngoài không phù hợp với trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ lạm dụng sữa công thức thái quá. Tuy nhiên đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Do sữa công thức chữa một số vi chất khó tiêu đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đặc biệt khi kết hợp các nhóm chất khó tiêu rất dễ gây nên tình trạng rối loạn vị tràng, phân đọng ở trực tràng của trẻ.
Để giúp trẻ hết tình trạng táo bón mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu như bắt buộc phải dùng sữa công thức thì mẹ nên tìm hiểu những sản phẩm có chứa công thức phù hợp. Đặc biệt mẹ nên tránh các loại sữa có công thức chứa đạm Casein CA . Đây là một loại đạm phân tử lớn rất dễ kết tủa ở PH dạ dày của trẻ sơ sinh. Khi chúng kết tủa sẽ hút toàn lượng nước cần thiết. của dạ day. Từ đó gây tình trạng khó tiêu ở dạ dày và khô kết phân trong đại tràng.
2.3 Nguyên nhân bệnh lý gây táo bón
Đôi khi nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón lại xuất phát chính nguyên nhân từ cơ thể trẻ.
Khi trẻ có những vấn đề bệnh lý bẩm sinh về polyp đại tràng to đại tràng bẩm sinh, viêm đại tràng vv. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Khi trẻ nằm trong nhóm nguyên nhân bệnh lý thì cần phải có những can thiệp y tế.
Điều trị táo bón – giúp trẻ đi ngoài bằng những phương pháp an toàn
Khi trẻ khó đi ngoài, rặn rất khó khăn thì cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng một số phương pháp sau:
- Ngâm hậu môn của trẻ bằng nước ấm 5-10 phút
- Với trẻ trên 1 tháng tuổi mẹ có thể dùng mật ong để bôi quanh hậu môn, kích thích cơ co hậu môn. Cha mẹ lưu ý chỉ bôi nhẹ nhàng sâu không quá 1 cm trong hậu môn của trẻ.
- Sử dụng thân cây mùng tơi bóc vỏ để ngoáy hậu môn, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Đối với những trẻ sơ sinh mới bị táo bón mức nhẹ thì cha mẹ có thể hỗ trợ điều trị cho trẻ tại nhà . Bằng những phương pháp đơn giản như thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt của mẹ.
3. Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị táo bón
Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ khi có những biểu hiện sau:
- Trẻ sơ sinh bị táo bón trên hai tuần
- Trẻ mới sinh bị trướng bụng
- Táo bón kèm sụt cân,, nôn trớ, sốt hoặc đi ngoài ra máu
- Trẻ bỏ ăn hoặc đau bụng dữ dội.
Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp kiến thức cho cha mẹ cách phòng tránh và điều trị bệnh táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh.