Hệ tiêu hóa của trẻ cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ bao gồm nhiều cơ quan trong ổ bụng, phối hợp với nhau để tiêu hóa thức ăn được đưa vào. Hệ tiêu hóa của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của bé sau này. Vậy hệ tiêu hóa của trẻ cấu tạo như thế nào? có những đặc điểm nào khác với hệ tiêu hóa của người lớn? Hãy cùng AMANO Nhật Bản tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ

Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ cũng như người lớn có những đặc điểm chung là bao gồm 6 cơ quan chính là: miệng, thực quản, ruột, dạ dày, gan, tụy. Thức ăn được đưa qua miệng xuống thực quản và được nhào trộn trong dạ dày tại đây thức ăn được tiêu hóa và được hấp thu tại các cơ quan còn lại sau đó được đẩy ra ngoài bởi hậu môn.

Hệ tiêu hóa của trẻ cũng gồm những bộ phận hoàn thiện như người lớn chỉ khác là hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn như một người trưởng thành nên khả năng tiêu hóa thức ăn hay các loại thực phẩm khác còn hạn chế.

1. Miệng và các bộ phận trong khoang miệng là thành phần đầu tiên của hệ tiêu hóa:

 

Miệng và các bộ phận trong khoang miệng của trẻ

 

Miệng con người chứa lưỡi và răng. Nó được giới hạn bởi môi, miệng được liên kết với đường dẫn vào đường tiêu hóa và vào đến phổi. Miệng có liên quan với cả hệ tiêu hóa và hô hấp.

Miệng được lót bằng lớp màng nhầy (Niêm mạc), chứa các tuyến sản xuất chất dịch được gọi là niêm dịch. Sự tiết ra liên tục của các tuyến này giữ cho miệng thường xuyên ẩm ướt, được giúp đỡ bởi hoạt động của các tuyến nước bọt. Niêm mạc lót trong hai má có khả năng tái sinh đặc biệt.

Trong khoang miệng chứa lưỡi. Lưỡi gồm các mô ẩm mềm màu hồng và các cơ. Lưỡi có chức năng giúp nhai, nhào trộn thức ăn trong khoang miệng, nốt thức ăn và lưỡi có vai trò quyết định đến giọng nói cũng như khả năng phát âm sau này.

Trong khoang miệng có chứa răng. Răng bé bắt đầu mọc bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7 với những trẻ phát triển bình thường. Có những bé có thể mọc sớm hơn hoặc muộn hơn. Răng có tác dụng nghiền nát thức ăn, định hình tạo hình khoang miệng. Răng của trẻ là răng sữa và sẽ được thay thế thành răng vĩnh viễn bắt đầu từ năm bé 6 tuổi. Toàn bộ quá trình thay răng dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào cơ địa từng trẻ.

Hướng về phía trước miệng, ở phía trên là vòm miệng cứng (hard palate) còn hướng về phía sau vòm miệng mềm (soft palate) . Vòm cứng do đáy xương hàm trên tạo thành, cho phép lưỡi ép vào bề mặt vững chắc và vì vậy làm cho thức ăn được pha trộn và làm mềm. Độ mềm của vòng cần thiết vì nó có thể di chuyển về phía trên khi thức ăn được nuốt và như vậy ngăn chặn thức ăn khỏi bị ép lên đi vào mũi và các đường đi vào mũi ở phía sau miệng.

Xuống từ trung tâm của vòm mềm là một miếng gọi là lưỡi gà (Uvula). Chức năng chính xác của nó là một điều bí mật, nhưng một số ý kiến cho rằng nó tạo thành một miếng bịt có hiệu quả ở các đường khí khi thức ăn được nuốt vào, vì vậy ngăn cản sự nghẹt thở.

2. Cấu tạo hệ tiêu hóa tiếp theo là tuyến nước bọt của trẻ em:

Tuyến nước bọt ở trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn hoàn thiện khi còn ở giai đoạn phôi thai. Đến tháng thứ 3 và tháng thứ 4 tuyến nước bọt ở bé mới được phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy trẻ hay có hiện tượng khô niêm mạc miệng.

Trong tuyến nước bọt có độ pH từ 6 đến 7,8 và chứa các enzym tiêu hóa như Amylase. Các enzym tiêu hóa này giúp tiêu hóa thức ăn khi được đưa vào hệ tiêu hóa. Nồng độ enzym cũng tăng dần khi trẻ dần trưởng thành. Khi nhu cầu tiêu hóa thức ăn tăng lên cũng là lúc trẻ hoàn thiện dần hệ tiêu hóa của mình.

3. Cấu tạo tiếp của hệ tiêu hóa ở trẻ là: Thực quản:

Hệ tiêu hóa của trẻ gồm thực quản. Thực quản là cơ quan đưa thức ăn đã được nghiền bởi khoang miệng xuống dưới dạ dày. Thực quản ở bé có thành khá mỏng, niêm mạc thực quản có nhiều mạch máu nhưng ít tổ chức tuyến và  có lớp cơ lót kém phát triển. Về độ dài cũng như đường kính thực quản tùy thuộc vào thể chất của từng bé có chiều dài và đường kính khác nhau. Trẻ em có cơ thắt dạ dày thực quản còn kém nên hay bị trào ngược sữa lên dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trớ.

4. Dạ dày là thành phần cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ quan trọng :

Dạ dày của trẻ cũng có hình dạng thay đổi theo thời gian. Ban đầu dạ dày của trẻ sơ sinh có hình tròn, đến khoảng 2-5 tuổi dạ dày bắt đầu thay đổi thành hình dạng thuôn dài hơn một chút. Đến khoảng 7 tuổi dạ dày của bé bắt đầu hoàn thiện và có hình dạng giống với người trưởng thành.

Dạ dày của bé hoạt động tương đối yếu. Đặc biệt là sự phối hợp không nhịp nhàng của 2 cơ thắt là cơ thắt tâm vị thì yếu, cơ thắt môn vị đóng chặt. Chính sự hoạt động không nhịp nhàng của 2 cơ thắt này khiến bé hay bị nôn trớ sữa ra ngoài.

 

Cấu tạo của dạ dày

Cấu tạo của dạ dày

Dạ dày của bé có 3 lớp cơ như người trưởng thành là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. Nhưng sự hoạt động của lớp cơ này tương đối yếu nên khả năng co bóp của dạ dày bé cũng yếu hơn người trưởng thành.

Khả năng lưu của thức ăn trong dạ dày bé cũng nhanh hơn. Khả năng lưu của sữa mẹ là 2-3 tiếng, sữa bò hay sữa công thức là 3-4 tiếng và các thức ăn khác có thể lâu hơn tùy thuộc vào loại thức ăn. Chính vì thế ba mẹ nên biết về khả năng lưu của các loại thức ăn trong dạ dày để có thể biết mà bổ sung và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp nhất với bé.

5. Ruột ở bé thành phần cuối trong cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ:

Ruột gồm 2 đoạn đó là ruột non và ruột già.

Ruột non ở trẻ có chiều dài gấp 6 lần cơ thể bé nhưng ở những người trưởng thành độ dài chỉ gấp khoảng 4 lần thôi. Khi bé lớn lên thì chức năng của ruột sẽ dần được hoàn thiện. Nếu bé bị suy dinh dưỡng chiều dài ruột bé sẽ tăng lên. màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Niêm mạc của ruột non gồm nhiều nếp gấp, niêm mạc ruột chứa nhiều nhung mao và vi nhung mao. Do có nhiều nếp gấp nên có diện tích tiếp xúc với thức ăn lớn, nên ruột non là nơi tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.

Tại ruột non thức ăn sẽ được nhào trộn cùng với dịch tụy do tụy, dịch ruột và dịch mật. Dưới sự tác dụng của các enzym tiêu hóa có trong ruột non. Các chất như protid, lipid, glucid,… được chuyển hóa và hấp thu.

 

Cấu tạo của ruột non và ruột già

Cấu tạo của ruột non và ruột già

 

Ruột già hay còn gọi là đại tràng, là phần cuối của hệ tiêu hóa. Ruột già chia thành các phần là manh tràng, kết tràng và trực tràng.

Trong ruột già không chứa enzym tiêu hóa như ruột non mà chứa các chất nhày giúp làm mềm thành phần thức ăn đã được tiêu hóa ở các cơ quan trên. Mềm phân và dễ dàng tống ra ngoài. Đa số chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa ở các cơ quan phía trên, nhưng khi xuống đến ruột già vẫn còn một số rất ít chất dinh dưỡng. Thì ruột già sẽ hấp thu nốt những chất dinh dưỡng còn lại và sau đó thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể bằng hậu môn.

6. Các bộ phận khác: Gan và Tụy

Tụy và Gan tuy không trong đường đưa thức ăn nhưng cũng là những bộ phận của hệ tiêu hóa.

Tụy là một bộ phận của hệ tiêu hóa. Vừa có chức năng nội tiết là tiết các dịch tụy đổ vào ống tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn. Vừa có chức năng ngoại tiết là tiết ra insullin đổ vào hệ thống mạch máu để điều hòa đường huyết của cơ thể. Tụy tiết nhiều enzym giúp tiêu hóa thức ăn.

Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể. Gan có chức năng chuyển hóa các chất như protid, lipid, glucid,… Gan còn có chức năng chống độc, chức năng dự trữ và tạo mật,…

Cấu tạo hệ tiêu hóa ở bé thường chưa phát triển toàn diện nên chức năng chưa hoàn thiện. Trong quá trình trưởng thành bé sẽ dần hoàn thiện các cơ quan trong hệ tiêu hóa của mình. Chính những chất dinh dưỡng được hấp thu từ thức ăn là một nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan trong hệ tiêu hóa.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .