Cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi có nhiều điểm khác biệt với người trưởng thành. Vì đặc điểm các bộ phận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên chức năng của những bộ phận này cũng có nhiều thay đổi. Cha mẹ cần hiểu rõ những yếu tố quan trọng này để có thể chăm sóc và hỗ trợ trẻ được tốt nhất.
1. Đặc điểm của hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi:
1.1 khoang miệng ở trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ bao gồm 6 bộ phận: miệng, dạ dày, thực quản, ruột , gan, tụy …
Hàm trẻ khi mới sinh thường nhỏ, lưỡi rộng, cơ lưỡi cơ nhai phát triển giúp trẻ có thể nhai bú khi mới được sinh ra. Phản xạ bú của trẻ bị mất dần từ khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi.
Tuyến nước bọt của trẻ chưa được phân hóa rõ ràng. Chúng phát triển toàn diện cần mất thời gian 3-4 tháng. Trong khoảng thời gian này nước bọt được tiết ra tăng dần. Đến tháng thứ 5 thì sẽ xuất hiện tình trạng chảy nước bọt sinh lý ở trẻ. Sự hình mầm răng ở trẻ kích thích dây thần kinh tuyến nước bọt tiết ra.
Răng của trẻ được hình thành từ 5-6 tháng tuổi. Trẻ sẽ hoàn thiện chiếc răng cuối cùng vào khoảng tháng thứ 24. Để răng của trẻ được hình thành và phát triển đầy đủ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp để kích thích quá trình mọc răng tốt nhất.
1.2 Thực quản trong hệ tiêu hóa trẻ dưới 1 tuổi
Thực quản ở trẻ có vách rất mỏng, cơ chun và những cấu trúc đàn hồi chưa phát triển hoàn toàn. Xuất hiện rất nhiều mạng lưới mạch máu ở thực quản nhưng lượng phân bố các tuyến lại rất ít.
Trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi có đường kính của ống thực quản là 0,9cm
Trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi có đường kính của ông thực quản là 0,9cm đến 1,2cm
Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi có đường kính của ống thực quản là 1,2cm đến 1,5cm
1.3 Dạ dày trong hệ tiêu hóa trẻ dưới 1 tuổi
Dạ dày ở trẻ nằm ở vị trí cao và nằm ngang hoàn toàn. Chỉ khi trẻ khoảng 1 tuổi và bắt đầu tập đi thì dạ dày của trẻ sẽ chuyển theo chiều dọc. Đối với trẻ sơ sinh thì dạ dày có hình tròn. Sau đó được phát triển dài ra khi trẻ được 1 tuổi. Hoàn thiện hoàn toàn giống với dạ dày của người trưởng thành khi trẻ 7 đến 11 tuổi.
Sự khỏe mạnh của dạ dày trẻ phụ thuộc vào các bó cơ, thức ăn và hệ vi sinh đường ruột.
Trung bình dạ dày của trẻ sơ sinh có thể chứa 35ml, phát triển đến 100ml. Khi trẻ được 3 tháng tuổi và đạt 250ml khi trẻ đạt 1 tuổi
Đặc điểm chung ở giai đoạn này là cơ thắt môn vị của trẻ rất phát triển. Trong khi ấy cơ thắt tâm vị lại khá yếu. Biểu hiện là trẻ hay bị nôn trớ sau khi ăn. Thông thường sữa mẹ trong dạ dày trẻ có thời gian tiêu hóa nhanh hơn 50% so với thời gian tiêu hóa sữa bò.
1.4 Ruột ở trẻ em dưới 1 tuổi
Trong giai đoạn dưới 1 tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ là nhạy cảm nhất. Trẻ sẽ khó phân giải được nhiêu hợp chất khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón . Vì lúc này trẻ có đường ruột rất dài, gấp 6 lần so với chiều dài cơ thể trẻ. Trong niêm mạc ruột có nhiều nhung mao và nếp nhăn nên càng dễ bị tổn thương.
Một số trẻ có hiện tượng xoắn ruột vì lý do manh tràng khá ngắn. Trực tràng ở trẻ có lớp niêm mạc yếu nên hay bị biến chứng sa trực tràng nếu trẻ bị táo bón hoặc bệnh lý ho gà. Vì vậy mẹ cần nhận biết sớm tình trạng bất thường ở hệ đường ruột của trẻ
Một số Enzym lành tính có mặt trong hệ tiêu hóa của trẻ. Trong giai đoạn này như: Maltase, Amylase, Erepsin, Lipase… hỗ trợ tiêu hóa hấp thụ thức ăn tốt hơn .
1.5 Gan trong hệ tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi
Chiếm tỷ trọng khá lớn với cơ thể, gan chiếm 4,4% trọng lượng cơ thể của trẻ. Khi mới sinh trẻ có thùy gan trái lớn hơn thùy gan phải. Tế bào gan của trẻ chưa hoàn thiện khi trẻ đạt 8 tuổi. Đặc biệt trong giai đoạn này gan trẻ dễ phản ứng khi trẻ bị nhiễm độc.
Trong hệ tiêu hóa của trẻ, gan có khả năng chống độc và sản sinh nhiệt lượng giữ ấm cơ thể. Ngoài ra còn có chức năng trao đổi một số chất: lipid hoặc vitamin, tiết mật tiêu hóa mỡ, protid và glucid.
Gan trẻ chưa hoàn thiện nên chức năng hoạt động kém và dễ bị kích ứng, ngộ độc, dễ bị thoái hóa mỡ.
1.6 Tụy ở trẻ
Sau khi sinh thì tụy ở trẻ phát triển và tiết ra một số enzym quan trọng sau mỗi bữa ăn của trẻ. Ngoài ra tụy có khả năng sản sinh một số men ngoại tiết và Insulin để hỗ trợ cho tá tràng tiêu hóa thức ăn.
2, Tổng quan hệ tiêu hóa ở trẻ và kết luận
Nhìn chung hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi có nhiều điểm khác biệt và dễ dàng bị tác động tổn thương. Nắm rõ những điều này sẽ giúp các cha mẹ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn phát triển. Đồng thời cũng sẽ nhận ra những điều bất thường, sai khác để hỗ trợ điều trị cho bé kịp thời.