Trẻ bị táo bón đã khiến các mẹ cũng vô cùng lo lắng hay lúng túng về cách xử lý. Vậy khi trẻ táo bón đi ngoài ra máu thì vấn đề này càng khiến các mẹ bối rối hơn. Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là bị làm sao, có nguy hiểm gì không? Và cách xử lý cho trẻ trong trường hợp này như thế nào. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nghe chuyên gia tư vấn về vấn đề này. Táo bón ra máu nên ăn gì?
1.Nguyên nhân trẻ táo bón đi ngoài ra máu
Trẻ táo bón đi ngoài ra máu là bị làm sao
Táo bón là tính trạng thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 2-4 tuổi. Trong giai đoạn này trẻ đang tập ngồi bô nên rất dễ bị táo bón.
Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu phần lớn do trẻ bị nứt kẽ hậu môn. Khi mà trẻ bị táo bón lâu ngày khiến cho phân cứng và khô, quá lớn. Khiến cho trẻ phải gắng sức rặn mới ra ngoài được.
Khi rặn quá căng phân sẽ ma sát với thành hậu môn non nớt của trẻ dễ làm nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi trẻ đi ngoài được.
Ở những trẻ bị tình trạng trên thì máu sẽ thường xuất hiện ở ngay bề mặt phân và có màu đỏ tươi. Hoặc có thể bị dính ra đáy quần trẻ. Hay bệ ngồi đi vệ sinh của trẻ. Mẹ có thể thấy được khi chú ý đến trẻ táo bón đi ngoài.
Xem thêm Bệnh trĩ ở trẻ em do nguyên nhân gì? điều trị ra sao?
Trẻ đi ngoài ra máu chủ yếu do nứt hậu môn
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ táo bón đi ngoài ra máu điển hình như:
- Trẻ bị táo bón do dị tật như hẹp đại tràng, đại tràng phình to bẩm sinh, suy giáp trạng,…Trẻ bị mắc các bệnh lý này sẽ bị táo bón ngay từ khi vừa mới chào đời.
- Do chế độ ăn của trẻ nhiều chất bột ít chất xơ. Hay do thói quen ít uống nước của trẻ
- Cho trẻ uống quá nhiều sữa bò hay sữa công thức giàu protein khiến trẻ khó tiêu hóa gây táo bón
- Trẻ ít vận động
- Trẻ có tâm lý nín nhịn mỗi khi đi học do không quen. Sau mỗi lần như vậy sẽ càng khiến cho trẻ dễ bị táo bón hơn.
- Cho trẻ lạm dụng các thuốc nhuận tràng hay thuốc thụt hậu môn. Sử dụng các loại thuốc này có thể giúp trẻ đi ngoài nhanh chóng. Nhưng nếu không được dùng đúng cách có nguy cơ gây tổn thương hậu môn trẻ như viêm nhiễm. Thậm chí có thể khiến trẻ mất đi cảm giác phản xạ đi ngoài tự nhiên.
2.Mẹ cần nhận biết sớm khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu
Nhận biết sớm tình trạng trẻ táo bón ra máu
Xem thêm 10 thực phẩm gây ra bệnh táo bón cho trẻ mẹ nào cũng phải biết
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra mẹ cần phát hiện sớm tình trạng này ở trẻ. Trẻ táo bón đi ngoài ra máu có biểu hiện rất rõ ràng như:
- Trẻ không chịu đi ngoài, hay quấy khóc và cảm thấy khó chịu mỗi lần đi ngoài do bé sợ đau và nín nhịn chẳng hạn.
- Phân của bé quan sát được cứng và lớn hơn bình thường. Có lẫn máu đỏ tươi trên bề mặt. Máu có thể nhây ra quần hoặc bô của trẻ.
- Trẻ cảm thấy ngứa rát xung quanh vùng hậu môn mỗi lần đi ngoài
- Bố mẹ cần kiểm tra hậu môn cho trẻ nếu nghi ngờ có vết rách nhỏ. Do nó có thể dễ dàng quan sát và phát hiện được.
3.Táo bón ra máu nên ăn gì?
Táo bón ra máu có thể chưa nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên cũng gây những khó khăn trong việc sinh hoạt ở trẻ. Chính vì vậy cần bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng táo bón ra máu cho trẻ.
Xem thêm Bé có hệ tiêu hóa kém nguyên nhân do đâu? Mẹ cần phải làm gì?
Bổ sung các thực phẩm giàu magie
Magie có tác dụng chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt chúng giúp kích thích nhu động ruột cho thức ăn được tiêu hóa một cách trơn tru hơn.
Magie là lựa chọn hoàn hảo cho những người đang gặp vấn đề về đường ruột như đi ngoài ra máu. Thực phẩm bổ sung magie là
- Rau xanh: rau bina, bông cải xanh, bí đỏ,…
- Các loại hạt: hạnh nhân, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Hải sản, sữa, thịt,…
Chất xơ tốt cho trẻ táo bón đi ngoài ra máu
Chất xơ có tác dụng nhuận tràng và làm cải thiện táo bón cho trẻ vô cùng hiệu quả. Đặc biệt trong trường hợp bé bị mắc các bệnh viêm đại tràng hay trĩ thì việc bổ sung chất xơ cũng là cần thiết. Mẹ nên bổ sung chất xơ thường xuyên cho trẻ. Để trẻ có cảm giác dễ tiêu hóa và dạ dày được hoạt động một cách tốt hơn.
Bổ sung chất xơ cho trẻ táo bón
Các thực phẩm giàu chất xơ mẹ nên bổ sung cho trẻ táo bón đi ngoài ra máu là:
- Rau xanh: rau khoai lang, diếp cá, mồng tơi, rau má,…
- Các loại củ: cà rốt, củ cải,…
- Các loại hạt: đậu đen, vừng đen,…
Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ
Những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe như kim chi, cà muối, dưa muối, sữa chua,…Tuy nhiên với những trẻ táo bón đi ngoài ra máu do bệnh đại tràng hay dạ dày thì không nên ăn kim chi hay cà muối.
Do đó chỉ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ trong sữa chua hoặc các thực phẩm chức năng chứa lợi khuẩn là an toàn.
Các lợi khuẩn sẽ nhanh chóng giúp hệ đường ruột của trẻ được cân bằng và bảo vệ tiêu hóa của trẻ. Chúng còn tăng cường hoạt động tại nhu động ruột, giúp làm mềm phân,…tốt cho trẻ táo bón.
Lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa cải thiện táo bón đi ngoài ra máu
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ táo bón đi cầu ra máu
Như chúng ta đã biết vitamin C có nhiều tác dụng đối với cơ thể của chúng ta. Đặc biệt chúng giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, và là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cho trẻ trong trường hợp táo bón và đi ngoài ra máu.
Các thực phẩm giàu vitamin C gồm: cam, chanh, quýt, mận, lê, bưởi,…
Đặc biệt khi bổ sung các trái cây chứa vitamin C này nên ăn sau bữa cơm để tránh bụng đói làm tăng nồng độ acid dạ dày gây đau dạ dày.
Bổ sung các thực phẩm giàu rutin
Rutin có tác dụng chống oxy hóa và làm bền các tĩnh mạch. Do đó với những trẻ bị chảy máu hay tổn thương niêm mạc nên bổ sung hoạt chất này. Đặc biệt tốt cho trẻ đi ngoài ra máu do táo bón.
Thực phẩm chứa rutin quen thuộc như cam, bưởi, diếp cá, rau má,…Nên sắp xếp bổ sung các thực phẩm này đều các ngày trong tuần để cải thiện và khắc phục tính trạng đi ngoài ra máu.
4.Cách chữa khi trẻ táo bón đi ngoài ra máu từ chuyên gia
Điều trị cho trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu. Trong hầu hết các trường hợp ở trẻ táo bón chảy máu là do nứt hậu môn.
Lúc này mẹ cần có những khắc phục ngay tại nhà để làm giảm bớt sự khó chịu hay đau cho con. Ngoài ra để tránh nhiễm trùng gây nên nguy hiểm.
- Khi phát hiện ra ra trẻ đi ngoài ra máu tươi mẹ cần phải nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn cho trẻ để tránh nhiễm khuẩn
- Sau đó mẹ cần dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương một lần nữa để sát khuẩn vết thương
- Sau cùng là mẹ bôi thuốc mỡ giảm đau rát và giúp nhanh lành vết thương cho trẻ.
Cách xử lý khi trẻ táo bón bị nứt hậu môn chảy máu
Đấy là các bước sơ bộ giúp xử lý vết thương cho trẻ táo bón đi ngoài ra máu. Bên cạnh đó mẹ cần phối hợp với chế độ ăn uống khi trẻ táo bón ra máu nên ăn gì.
Bên cạnh đó mẹ có thể phối hợp các loại thuốc điều trị táo bón cho trẻ, giúp làm mềm phân cho trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
Tuy nhiên việc bổ sung các loại thuốc nào, hay cách dùng như nào nên được sự hướng dẫn từ bác sĩ. Mẹ không được tự ý cho bé dùng thuốc cũng như cho bé lam dụng thuốc. Điều đó chỉ làm nặng thêm tình trạng của bé.
Những tổn thương này sẽ nhanh chóng được hồi phục nếu như mẹ có cách chăm sóc trẻ đúng cách. Mẹ cần sớm dứt điểm tình táo bón cho trẻ để trẻ có thể khỏi bệnh sớm hơn.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa