Táo bón là một trong những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa mà trẻ nhỏ cũng như người lớn có thể dễ dàng gặp phải. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của táo bón, cũng như tùy theo lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ có thể hỗ trợ bé khắc phục theo nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là sử dụng thuốc. Vậy thuốc trị táo bón nào là an toàn và hiệu quả đối với trẻ? Có nên dùng thuốc cho bé ngay khi phát hiện bé bị táo bón hay không? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về các thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé. Cũng như những giải pháp khác để hỗ trợ bé cải thiện táo bón nhanh nhất dành cho mẹ.
Trẻ nhỏ hay bị táo bón, đâu là nguyên nhân?
1. Biểu hiện trẻ bị táo bón
Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng táo bón trẻ đang gặp phải thông qua một trong số các biểu hiện thông thường dưới đây:
- Số lần đi ngoài trong ngày của bé giảm thấp hơn so với bình thường. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên là khoảng dưới 2 lần mỗi tuần.
- Phân đi ngoài của bé khô cứng, không có nước, tròn nhỏ và nứt nẻ.
- Bé bị đau bụng nhưng không đi ngoài được. Đi ngoài khó khăn, thường ngồi rất lâu và phải dùng sức rặn mạnh khi đi ngoài. Phân có thể dính kèm máu hoặc chất nhầy. Bé cảm thấy đau rát, xước hoặc nứt kẽ hậu môn.
- Nghiêm trọng hơn, bé bị táo bón không được khắc phục kịp thời có thể gây xuất hiện các ổ viêm, ổ áp xe ở hậu môn khiến bé cảm thấy đau buốt, sợ hãi và có biểu hiện khóc thét khi đi ngoài.
Biểu hiện trẻ bị táo bón
Xem thêm 10 thực phẩm gây ra bệnh táo bón cho trẻ mẹ nào cũng phải biết
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn ở trẻ dưới đây:
2.1. Trẻ bị táo bón do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
- Bổ sung thiếu nước hàng ngày, bé lười uống nước. Nước chiếm phần lớn thể trọng của cơ thể. Không chỉ quan trọng đối với trẻ nhỏ mà còn đối với mọi đối tượng khác. Nước hỗ trợ quá trình tuần hoàn của cơ thể được trôi chảy, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra bình thường. Đồng thời đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài theo phân một cách dễ dàng. Trẻ thiếu nước, phân không hấp phụ đủ nước để dễ dàng đẩy ra ngoài. Do đó trẻ sẽ gặp khó khăn, đau đớn khi cố rặn phân ra bên ngoài. Ngoài ra, một nguyên nhân khác dẫn đến táo bón ở trẻ là do trẻ nhỏ rất hiếu động, ham chơi, vận động nhiều khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt là vào mùa hè nhưng lại không bù nước đủ, khiến cơ thể mất nước, phân khô cứng.
- Chế độ ăn của bé thiếu hụt chất xơ, bé không chịu ăn các loại rau củ. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn và đào thải các chất không hấp thu ra khỏi cơ thể bé. Chất xơ giúp hấp phụ các chất cặn bã và đẩy ra bên ngoài, khiến phân di chuyển dễ dàng và trơn tru hơn.
- Bên cạnh đó, một số loại sữa công thức trên thị trường hiện nay có chứa hàm lượng đạm, khoáng và chất xơ, vitamin chưa được cân bằng, có thể có quá nhiều đạm khiến cho bé khó tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ.
Trẻ bị táo bón do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Xem thêm LÝ DO TRẺ EM BỊ TIÊU CHẢY. CÁCH CẦM TIÊU CHẢY NHANH NHẤT CHO BÉ MẸ PHẢI BIẾT
2.2. Trẻ bị táo bón do vấn đề đường ruột
Một số bệnh lý đường tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Có thể bao gồm: bệnh lý viêm tắc đường ruột khiến phân không thể đẩy ra bên ngoài. Bé bị phình đại tràng bẩm sinh khiến các cơ thành ruột không co thắt được,…
Trẻ bị táo bón do vấn đề đường ruột
Xem thêm Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Gợi ý các món mẹ chuẩn bị ngay để con nhanh khỏi
2.3. Trẻ bị táo bón do nguyên nhân khác
- Do thói quen nhịn đi ngoài: trong một số trường hợp, bé có thể bị áp lực, sợ hãi mỗi khi đi đại tiện, có thể do đau đớn, lâu dần bé lười đi ngoài, không muốn đi ngoài, khiến cho phân cũng như các chất cặn bã không được đào thải mà lại tích tụ trong ruột già quá lâu, mất nước, trở nên khô cứng, không thể di chuyển được, bị kẹt lại phía trong khiến bé càng khó đi ngoài hơn.
- Táo bón do dùng thuốc: là tác dụng không mong muốn khi bé dùng một số loại thuốc điều trị các bệnh lý khác. Điển hình nhất, bé có thể bị táo bón do loạn khuẩn đường ruột sau một thời gian sử dụng kháng sinh.
- Do thói quen lười hoạt động của bé, ngồi lâu một chỗ cũng khiến cho nhu động tiêu hóa hoạt động kém hơn so với trẻ năng động, làm yếu dần cơ thành bụng, dễ làm bé bị táo bón, khó tiêu, làm nặng hơn tình trạng đi ngoài khó khăn ở trẻ.
Trẻ bị táo bón do nguyên nhân khác
Táo bón tuy không phải là bệnh lý thường gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu để kéo dài mà không có những giải pháp khắc phục thích hợp, trẻ có thể đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe. Bao gồm hấp thụ kém dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn. Có thể khiến bé bị bệnh trĩ sau này, gây ra các tổn thương vùng hậu môn.
Mách mẹ thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé được các bác sĩ khuyên dùng
1. Nhóm các thuốc hỗ trợ làm mềm phân – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
Nhóm thuốc này có bản chất là các chất diện hoạt anion. Đây là chất hoạt động bề mặt có khả năng nhũ hóa, làm tăng mức độ tương tác và phù hợp giữa các chất béo, nước cùng các chất xơ trong phân. Đồng thời giúp kích thích bài tiết và hấp phụ nước vào trong phân. Giúp phân được mềm hơn, hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài một cách dễ dàng. Nhóm thuốc này không gây ra các ảnh hưởng trên nhu động ruột của trẻ.
Một trong số những thuốc nổi bật trong nhóm này là Docusate Natri. Được khuyến cáo dùng cho nhóm trẻ từ 12 tuổi trở lên. Có tác dụng chậm hơn so với các nhóm thuốc trị táo bón khác. Tuy nhiên, một tác dụng không mong muốn phổ biến của nhóm thuốc này là tình trạng rối loạn nước và điện giải. Khả năng hấp thụ các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, D, K có thể bị giảm sút. Một thuốc khác cũng được dùng phổ biến là Parafin lỏng, bơm trực tiếp vào hậu môn. Được khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên để hạn chế trẻ bị phụ thuốc.
Nhóm các thuốc hỗ trợ làm mềm phân – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
2. Nhóm các thuốc tạo khối phân – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
Thuốc tạo khối là nhóm thuốc được các bác sĩ chỉ định đầu tay cho tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hoạt động theo cơ chế làm tăng khối lượng phân, tạo khối để phân nhanh chóng và dễ dàng đẩy ra bên ngoài. Nhóm thuốc này thường có chứa các Polysaccharide tổng hợp hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên, không bị hấp thu, không hòa tan được trong dịch ruột. Chúng giúp cho khối phân trương nở. Đồng thời giúp kích thích nhu động để đẩy phân.
Một trong những thuốc được dùng trong nhóm này là Methylcellulose. Thường có hiệu quả sau từ 1 – 3 ngày sử dụng. Nhưng lại có nguy cơ gây tiêu chảy cho bé nếu dùng liều cao. Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước khi sử dụng nhóm thuốc này.
Nhóm các thuốc tạo khối phân – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
3. Nhóm thuốc giúp nhuận tràng thẩm thấu – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cũng thường được chỉ định nhóm thuốc này khi bị táo bón. Thuốc có chứa thành phần nổi bật như Lactulose, sorbitol hoặc PEG. Hoạt động nhờ cơ chế làm tăng áp lực thẩm thấu bên trong lòng ruột. Từ đó thúc đẩy làm tăng nhu động ruột. Đồng thời giúp giữ nước để làm mềm phân, giúp phân tống ra ngoài dễ dàng. Đặc biệt, chúng không hấp thu qua màng ruột mà được phân giải bởi các vi khuẩn tại trực tràng tạo ra các acid có tác dụng thẩm thấu. Tương đối an toàn đối với trẻ nhỏ. Liều dùng của các thuốc thuộc nhóm này thay đổi tùy theo độ tuổi, tình trạng táo bón cũng như dạng bào chế của thuốc.
Nhóm thuốc giúp nhuận tràng thẩm thấu – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
4. Nhóm các thuốc giúp nhuận tràng kích thích – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng các co bóp ở cơ đại tràng. Giúp nhu động ruột hoạt động tăng cường để phân đẩy ra bên ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây cũng là nhóm thuốc được chỉ định cuối cùng khi 3 nhóm trên không đạt được hiệu quả. Thường có tác dụng sau khoảng từ 8 – 12 tiếng dùng thuốc.
Hoạt chất nổi bật của nhóm thuốc này là Bisacodyl. Thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như buồn nôn, đau bụng hoặc gây ra tình trạng phụ thuộc, các rối loạn điện giải khi dùng.
Nhóm các thuốc giúp nhuận tràng kích thích – thuốc trị táo bón nhanh nhất cho bé
Mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị táo bón nhanh nhất, một số lưu ý nhỏ cho mẹ để có thể hỗ trợ bé làm giảm các triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục của bé khi bé bị táo bón được liệt kê dưới đây:
- Quan sát các biểu hiện đi ngoài của trẻ như số lần, khối lượng phân, màu sắc phân, phân có dính máu hay không,… Từ đó có thể kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.
- Chỉ cho bé dùng thuốc trị táo bón khi có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Không được tự ý cho bé dùng thuốc. Đặc biệt là các thuốc táo bón cho người lớn.
- Thay đổi chế độ ăn phù hợp cho trẻ. Tập cho bé thói quen vận động, đi ngoài đúng cách.
- Có thể kết hợp với các biện pháp massage bụng để trẻ dễ tiêu. Ap dụng một số mẹo vặt dân gian theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Hoặc bổ sung cho trẻ một số loại thực phẩm lên men, sữa chua hoặc các men vi sinh để hỗ trợ trẻ tiêu hóa hiệu quả, ngăn ngừa táo bón.
Mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ?
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa