Tác hại và biến chứng bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ. 

Tác hại và biến chứng bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ. 

Tác hại và biến chứng bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ.

Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ còn non nớt và chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ rất dễ mắc phải tình trạng rối loạn và táo bón. Thông thường trẻ sẽ tự khỏi táo bón sau một thời gian ngắn, tuy nhiên nếu tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều ngày thậm chí là nhiều tháng.  Thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

1.Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ. Chúng được chia ra một số nhóm nguyên nhân chính sau:

1.1 Nguyên nhân do chế độ ăn – chế độ sinh hoạt

  • Chế độ ăn của trẻ mất cân bằng giữa bốn nhóm thực phẩm. Tiêu biểu là thiếu chất xơ trầm trọng bao gồm các thực phẩm rau xanh, củ quả, trái cây..
  • Cơ thể trẻ bị thiếu nước, uống ít nước trong một khoảng thời gian dài.
  • Trẻ bị quá căng thẳng lo lắng, bất an trong thời gian dài.
  • Trẻ chịu tác dụng phụ trong quá trình sử dụng một số nhóm thuốc bổ sắt, nhóm thuốc kháng axit, nhóm thuốc thần kinh vv… 
  • Trẻ có thói quen nhịn tiểu, nhịn đại tiện lâu ngày.
  • Cha mẹ cho trẻ uống lạm dụng thuốc nhuận tràng quá mức.

 

1.2 Nguyên nhân do bệnh lý của trẻ

 

  • Tuyến giáp của trẻ hoạt động kém làm trì hoãn hoóc môn trao đổi chất gây táo bón
  • Trẻ có thể  bị mắc bệnh tiểu đường làm ngưng trệ sản sinh hooc môn. Từ đó hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng gây táo bón kéo dài.
  • Trẻ bị viêm đại tràng mãn tính gây ảnh hưởng đến q
  • Trẻ bị to đại tràng bẩm sinh làm ảnh hưởng đến quá trình nhu động ruột gây táo bón. 
  • Trẻ bị polyp đại tràng vv…

2. Nhận biết bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng táo bón của trẻ bước vào giai đoạn tăng nặng. Hay còn gọi là táo bón kéo dài thông qua những triệu chứng sau: 

  • Trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần và giảm số lần xuống khi bệnh tăng nặng mức độ táo bón
  • Trẻ rất khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài bằng đường hậu môn. Cùng lúc vận động cùng lúc cơ bụng, cơ hoành trong thời gian dài.
  • Phân rắn khô, thậm chí là rời rạc như phân dê. 
  • Trẻ phải sử dụng phương pháp thụt để có thể đi ngoài. 
  • Niêm mạc hậu môn bị tổn thương do tác động lực gây đau rát và chảy máu.
  • Trẻ thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng vv..
Nhận biết bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ

Nhận biết bệnh táo bón kéo dài ở trẻ nhỏ

3. Những biến chứng nguy hại của bệnh táo bón kéo dài

Nếu những biểu hiện ban đầu của bệnh táo bón ở trẻ nhỏ không được cải thiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng rối loạn vị tràng. Đặc biệt những chất cặn bã không được đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng sẽ lắng đọng trong đại tràng của trẻ gây ra nhiều bệnh đại tràng nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại tràng, viêm nhiễm trực tràng vv..

Bệnh táo bón còn gây cho trẻ những bệnh lý phiền toái và đau đớn như trĩ, nứt hậu môn. Việc ùn ứ phân ở hậu môn là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội, trĩ ngoại. Nếu như bệnh táo bón bị càng lâu, càng nặng thì tình trạng những bệnh lý kéo theo cũng tăng nặng theo tương ứng. 

Đặc biệt với trẻ nhỏ, bệnh táo bón làm cản trở tuần hoàn trong hệ tiêu hóa. Từ đó giảm rõ rệt khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Trẻ luôn trong tình trạng đau bụng, đầy hơi khó tiêu. Nếu cha mẹ không có phương pháp điều trị táo bón sớm và hiệu quả sẽ gây nên tình trạng biếng ăn, còi xương chậm lớn ở trẻ. 

Sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ cũng bị suy giảm trầm trọng. Bên cạnh đó táo bón còn ảnh hưởng lớn tới tâm lý của trẻ, làm giảm các hoạt động sinh hoạt và thể thao thường nhật. 

 

4. Kết luận

Phòng tránh và điều trị bệnh táo bón không khó

Phòng tránh và điều trị bệnh táo bón không khó

Bệnh táo bón nếu không được phòng và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Tùy vào tình trạng bệnh lý táo bón, mà chúng ta có những phương hướng điều trị phù hợp. Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh thì mẹ nên đảm bảo chế độ ăn khoa học cho trẻ, cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm. Hướng dẫn trẻ uống đủ nước, tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn và tăng cường vận động. Đặc biệt để phòng bệnh táo bón mẹ nên khuyến khích trẻ tăng vận động và có một lối sống lành mạnh.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .