Táo bón nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh táo bón

1. TỔNG QUAN BỆNH TÁO BÓN

1.1. Táo bón là gì?

Táo bón khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống

Táo bón khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần.

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể…

1.2. Đối tượng dễ mắc táo bón

Táo bón dễ gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính, độ tuổi từ người lớn, người già đến trẻ nhỏ.

Đối với trẻ nhỏ, do chưa diễn tả được hết cho bố mẹ biết các triệu chứng nên khi có các dấu hiệu bất thường về tần suất đi đại tiện nhiều, phân cứng, biếng ăn, đầy bụng khó tiêu bố mẹ nên chú ý.

Phụ nữ đang mang thai và sau sinh cũng là những đối tượng nguy cơ do thay đổi nội tiết tố và chế độ ăn uống.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÁO BÓN

2.1. Táo bón do quá trình vận động ruột

Táo bón có thể xảy ra do quá trình vận động ruột khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện.

2.2. Táo bón do chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

Chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý như uống ít nước, ăn ít chất xơ, sử dụng nhiều trà, cafe, rượu và chất kích thích, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật, nhịn đi đại tiện, ít vận động… càng khiến táo bón xuất hiện thường xuyên.

2.3. Nguyên nhân do mắc bệnh gây táo bón

Người bệnh mắc các bệnh liên quan tới hậu môn, đại trực tràng như nứt hậu môn, trĩ huyết khối, khối u gây tắc nghẽn ống tiêu hóa, to trực tràng vô căn.

2.4. Táo bón do bệnh toàn thân

Khi tăng calci máu, cường cận giáp, hạ kali máu, suy giáp hay mang thai cũng là nguyên nhân gây táo bón.

2.5. Táo bón do rối loạn thần kinh

Các bệnh liên quan như đột quỵ, bệnh Hirschsprung, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống, chấn thương đầu.

2.6. Táo bón do các bệnh mô liên kết

Cụ thể như xơ cứng bì, lupus.

2.7. Do sử dụng các loại thuốc có thể gây táo bón

Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc bổ sung kim loại, thuốc kháng sinh cholinergic, thuốc chống viêm không steroid,…

2.8. Các vấn đề tâm lý gây ra táo bón

Theo Đông y, các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng do đại tràng tích nhiệt, khí trệ hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho ruột già mất khả năng điều khiển.

Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết phân ở đại tràng.

3. TRIỆU CHỨNG CỦA TÁO BÓN

Các triệu chứng dễ gặp phải là:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân cứng, khó đẩy phân ra ngoài
  • Phân có đường kính lớn hơn bình thường
  • Đau bụng kèm đau khi đi đại tiện
  • Có thể xuất hiện máu trên bề mặt phân cứng.

Trường hợp nặng có thể dẫn tới hiện tượng sốt, nôn, chướng bụng, người xanh xao, sút cân, nứt hậu môn, thậm chí bị sa trực tràng.

Thông thường, tình trạng sẽ hết ngay sau một vài ngày và không gây quá nhiều phiền phức. Tuy nhiên, nếu lặp lại nhiều lần, diễn biến lâu ngày thì cần phải điều trị.

4. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TÁO BÓN

Táo bón là bệnh thường gặp, nếu để tình trạng táo bón kéo dài không có biện pháp chữa trị sẽ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như bệnh trĩ hoặc tăng biến chứng ở những bệnh nhân mạn tính như cao huyết áp, người có bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng…

5. CHẨN ĐOÁN BỆNH TÁO BÓN

5.1. Chẩn đoán lâm sàng bệnh táo bón

Dựa vào các triệu chứng cụ thể, tiền sử mắc bệnh táo bón, chế độ ăn uống và sinh hoạt để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh.

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh táo bón

Đối với người bị táo bón nặng kèm theo những triệu chứng của các bệnh lý khác nhau, các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp thăm khám hậu môn trực tràng.

Trong trường họp nghi ngờ có vật thể hoặc bệnh lý, có thể sử dụng phương pháp nội soi trực tràng, chụp X-quang, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng hoặc xét nghiệm máu.

6. TÁO BÓN – KHI NÀO NÊN TỚI BÁC SĨ?

Bạn nên thăm khám kịp thời nếu gặp phải các triệu chứng sau:

– Các triệu chứng nặng hơn và kéo dài hơn ba tuần

– Thói quen đại tiện thay đổi đáng kể

– Đau dữ dội ở vùng hậu môn, đau bụng khi đi vệ sinh

– Chảy máu trực tràng

– Đang gặp phải các bệnh như trĩ, xuất hiện các vết nứt hậu môn, rò trực tràng, sa trực tràng

– Táo bón kèm theo nôn và đau bụng, sốt hoặc sụt cân

– Xuất hiện những đợt tiêu chảy xen kẽ táo bón

– Ngoài ra có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, khả năng chịu lạnh kém

7. TÁO BÓN VÀ CÁC BIỂU HIỆN KÈM THEO

7.1. Táo bón đau bụng

Táo bón đau bụng xảy ra do nhiều nguyên nhân, từ chế độ ăn uống thiếu chất xơ, kiêng khem không hợp lý.

Nếu kèm theo các triệu chứng như đau vùng bụng bên trái, phía dưới bụng bạn nên chủ động thăm khám kịp thời.

7.2. Táo bón đau lưng

Táo bón khiến phân không được đào thải ra ngoài gây nên tình trạng chướng bụng, đồng thời xuất hiện cảm giác đau lưng.

Các cơn đau sẽ lan từ phần bụng ra phần lưng gây khó chịu. Đây là dấu hiệu của cơ thể mất nước, các hoạt động trao đổi chất đặc biệt lưu thông máu ở phần lưng hạn chế, xuất hiện dấu hiệu đau lưng.

7.3. Táo bón đầy hơi

Đây có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Các biểu hiện cụ thể như co thắt đường tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.

Ngoài ra, đối tượng phụ nữ dễ gặp phải hiện tượng này trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thông thường, các biểu hiện bao gồm đầy hơi, táo bón trước khi kinh nguyệt và đang đến kì kinh nguyệt có hiện tượng đi ngoài phân lỏng.

7.4. Táo bón buồn nôn

Nếu buồn nôn kèm theo các triệu chứng đại tiện thất thường, táo bón xen lẫn phân lỏng, chướng bụng, đầy hơi có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp tính hoặc mạn tính.

7.5. Táo bón xì hơi nhiều

Đây có thể là một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C).

7.6. Táo bón gây tăng cân

Khi rơi vào tình trạng này, các hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn, gan phải làm nhiệm vụ xử lý các độc tố nhiều hơn. Từ đó không đảm bảo được chức năng chuyển hóa chất béo, đẩy nhanh quá trình tích lũy mỡ thừa gây tăng cân.

7.7. Táo bón gây sốt

Nếu bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, nhiễm trùng có thể gây ra hiện tượng sốt. Tuy nhiên nguyên nhân gây sốt là do nhiễm trùng chứ không phải táo bón, mặc dù hai hiện tượng này xảy ra đồng thời.

8. CÁCH TRỊ TÁO BÓN HIỆU QUẢ

Điều trị có các phương pháp như: dùng thuốc táo bón (trong đó có thuốc tây và các bài thuốc Đông y từ những nguyên liệu dễ kiếm), ngoài ra chế độ ăn uống và vận động hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

Táo bón phải làm gì?

8.1. Điều trị táo bón bằng Tây y

Các loại thuốc thường được bác sỹ sử dụng là:

  • Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân: Igol, Metamucil…
  • Thuốc thẩm thấu: Sorbitol, Forlax, Lactitol… trong thành phần có chứa muối vô cơ, đường, có tác dụng giữ nước trong lòng ruột, kích thích nhu động ruột thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thuốc làm mềm phân: Docusat, Norgalax giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và dễ di chuyển hơn.
  • Thuốc bôi trơn: bơm trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân.
  • Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Cascara… kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài.

Lưu ý:

– Không nên sử dụng những loại thuốc này dài ngày, có thể gây nên tác dụng phụ.

– Các loại thuốc này cũng chỉ giải quyết được triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân.

– Sử dụng lâu khiến cơ thể mất đi khả năng co bóp, đào thải tự nhiên

– Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, người bệnh nên tới bệnh viện để tháo thụt làm sạch đường ruột.

8.2. Điều trị táo bón bằng phương pháp dân gian

Các bài thuốc được áp dụng nhiều nhất là:

Sung và sữa tươi: Đun nóng sữa và sung, dùng hàng ngày.

Mận khô: Ăn hằng ngày hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.

Mật ong và sữa ấm: Uống mỗi ngày vào buổi sáng.

Bột từ hạt thì là: Pha với nước ấm uống mỗi ngày.

Tuy có tác dụng nhưng các biện pháp dân gian này chỉ nên áp dụng khi bệnh ở tình trạng tương đối nhẹ.

8.3. Điều trị táo bón bằng các bài thuốc Đông y

Theo các chuyên gia, việc áp dụng các bài thuốc Đông y trị táo bón sẽ đem lại hiệu quả tối ưu nhất.  Bởi phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý tác động từ căn nguyên gây bệnh, giúp cơ thể điều hòa lại khí huyết, lưu thông kinh mạch, từ đó cân bằng và khôi phục lại chức năng của cơ thể.

8.3.1. Trị nguyên nhân khí trệ

Bài 1:

Nguyên liệu: Chỉ xác 12g, Đại hoàng 5g, Trần bì 12g, Sinh địa 12g, Sa sâm 16g, Hoàng kỳ 10g, Kim ngân hoa 14g, Cam thảo 12g, Rau má 16g, Cỏ mực 20g, Phòng sâm 16g, Bạch thược 12g, Bạch linh 10g.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2:

Nguyên liệu: Trần bì 12g, Chỉ xác 12g, Mộc thông 16g, Sinh địa 16g, Sa sâm 16g, Sâm hành 16g, Thăng ma 10g, Hồng hoa 6g, Cam thảo 10g, Mơ muối 10g.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

8.3.2. Trị nguyên nhân huyết hư

Bài 1:

Nguyên liệu: Đương quy 16g, Thục địa 16g, Hà thủ ô 16g, Đại táo 10g, Bạch thược 12g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Cam thảo 10g, Thiên môn 16g, Hoa kim ngân tươi.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Đương quy 20g, Ngưu tất 16g, Chỉ xác 10g, Trạch tả 10g, Sinh địa 12g, Ngân hoa 12g, Nhục thung dung 12g, Đại táo 10g, Sa sâm 16g, Hoa hồng 5g.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

8.3.3. Trị nguyên nhân nhiệt tà tích tụ

Bài 1:

Nguyên liệu: Sinh địa 16g, Chỉ xác 12g, Đào nhân 12g, Hoa hồng 10g, Tri mẫu 10g, Hoàng bá 10g, Thiên môn 12g, Mạch môn 12g, Trần bì 12g, Bạch thược 12g, Liên kiều 12g, Cát căn 16g, Đại táo 10g.

Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2:

Nguyên liệu: Trần bì 12g, Chỉ xác 12g, Phòng sâm 16g, Đương quy 16g, Thiên môn 16g, Mạch môn 16g, Đào nhân 10g, Hoa hồng 10g, Rau má 20g, Cỏ mực 20g, Cát căn 16g, Đại táo 12g.

Cách sử dụng: Sắc uống ngày 1 thang.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .