Hội chứng ruột kích thích ở trẻ và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ là một rối loạn thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già. Hội chứng ruột kích thích thường gây ra đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón. Mặc dù có những dấu hiệu và triệu chứng khó chịu. Hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già.

Không nghiêm trọng như Celiac hay các bệnh viêm loét đại trực tràng,…. Hội chứng ruột kích thích ở trẻ không gây ra viêm nhiễm hay những thay đổi trong mô ruột. Làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong nhiều trường hợp, có thể kiểm soát hội chứng ruột kích thích bằng cách quản lý lối sống, chế độ ăn uống của bé. 

"<yoastmark

1. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là gì?

  • Chưa biết rõ chính xác nguyên nhân gây ra. Những bệnh hay hội chứng mà không tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì bệnh bệnh đó không thể điều trị tận gốc được. Những nguyên nhân đó gọi là những yếu tố nguy cơ. 
  • Do dị tật trong đường tiêu hóa: Khi bé có các khối u hay những dị tật tại đường tiêu hóa có thể gây ra hội chứng này.
  • Một số loại thực phẩm như đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, chocolate,…. Những thực phẩm này cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ruột kích thích ở trẻ.
  • Lớp niêm mạc lót của dạ dày nhạy cảm với thức ăn và các chất được đưa vào đường tiêu hóa. Lớp niêm mạc này được bao bởi một lớp cơ giúp dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn, sau đó tống thức ăn ra ngoài. Bằng một cách nào đó thức ăn ở ruột của trẻ bị hội chứng ruột kích thích sẽ tống ra ngoài nhanh hơn. Kém hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn hơn.
  • Bé gái sẽ bị nhiều hơn bé trai: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bé gái có nguy cơ mắc nhiều hơn bé trai có thể do sự thay đổi về nội tiết tố của bé gái cao hơn bé trai. 
  • Nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ruột kích thích.
  • Gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích sẽ có nguy cơ mắc cao hơn rất nhiều lần. 

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở trẻ:

"Triệu

Trẻ thường có các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ở đường tiêu hóa khác. Mặt khác, hội chứng này chưa thực sự được nhiều người biết đến. Do tên gọi cũng khá lạ và triệu chứng dễ gây nhầm lẫn. Chính vì vậy ba mẹ phải theo dõi các triệu chứng của bé thật kỹ. Đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để có thể kết luận bé đang mắc bệnh gì, để có hướng điều trị kịp thời:

Các triệu chứng chính bao gồm: 

  • Bé sẽ bị đau bụng, đau kiểu rút bụng lên
  • Bụng bé bị đầy hơi, khó tiêu
  • Cảm giác khó chịu
  • Bé có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón
  • Phân bé có lẫn nhày 
  • Phân có mùi khó chịu

Tuy nhiên không phải tất cả các bé mắc hội chứng này sẽ có những triệu chứng như vậy. Ba mẹ cần quan sát để biết được bé có những triệu chứng nào để có thể nói cho bác sĩ nhi khoa. Để có được phương pháp điều trị hợp lý.

3. Hội chứng ruột kích ở trẻ thích gây ra những biến chứng như thế nào?

  • Khi bé bị tiêu chảy hay táo bón có thể làm bé bị trĩ. 
  • Bé bị suy dinh dưỡng : Khi bé bị những triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hay táo bón,… Bé sẽ bị biếng ăn từ đó dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng. Bé sẽ suy dinh dưỡng.
  • Chảy máu trực tràng: Có thể gây ra chảy máu trực tràng nếu như không được điều trị sớm.

4. Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ: 

Vì chưa rõ nguyên nhân gây ra cho nên cũng chưa tìm ra biện pháp điều trị cụ thể. Chỉ có cách là tập trung vào làm giảm triệu chứng để cải thiện cuộc sống của bé tốt hơn. 

4.1 Thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ:

Cho bé ăn những thức ăn giàu chất xơ. Những thức ăn dễ dàng tiêu hóa như các loại rau củ có tính nhuận tràng cao. Hỗ trợ giảm nhẹ công việc cho dạ dày của bé.

4.2 Cho bé sử dụng những thuốc giảm tình trạng tiêu chảy như loperamid,…

4.3 Cắt giảm những thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu như:

Nước ngọt có gas, các loại hải sản nhiều đạm,…

4.4 Sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:

Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ và những người có chuyên môn để thăm khám cho bé. Xem bé có bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa hay không mới nên sử dụng kháng sinh cho bé.

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột phải sử dụng kháng sinh

Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột phải sử dụng kháng sinh

4.5 Sử dụng sữa cho bé:

Hãy kiểm tra xem bé có các phản ứng khó chịu sau khi sử dụng loại sữa đó hay không. Nếu bé có, hãy ngưng sử dụng sản phẩm sữa đó cho bé và thay thế bằng các sản phẩm khác. 

4.6 Động viên bé tập thể dục thường xuyên

Để nâng cao sức khỏe, từ đó nâng cao sức đề kháng để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4.7 Sử dụng các loại men tiêu hóa, enzym tiêu hóa

Vừa bổ sung các loại lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, mặt khác cung cấp thêm các enzym tiêu hóa giúp cung cấp enzym để tiêu hóa thức ăn.

Khi bé bị bất kì một dấu hiệu bất thường nào tại đường tiêu hóa. Hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời.

Ba mẹ lưu ý không được tự ý sử dụng bất kì các loại thuốc nào cho trẻ. Nếu không được chỉ dẫn của người có chuyên môn. 

 

 

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .