Bệnh tiêu chảy ở trẻ nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ là một vấn đề làm ba mẹ đau đầu. Trẻ bị tiêu chảy có những triệu chứng như đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, mất nước, mệt mỏi, chán ăn, có thể kèm sốt,… Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này. Cùng AMANO Nhật Bản tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết nhé.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy

                                                    Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy

1.1 Trẻ bị tiêu chảy do ăn đồ ăn lạ:

Khi bé ăn những đồ ăn lạ mà hàng ngày bé chưa bao giờ ăn có thể dẫn tới tiêu chảy ở trẻ. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa non nớt của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, có thể chúng chưa phải tiêu hóa loại thức ăn như vậy bao giờ. Chính vì vậy khi cho bé ăn bất kì loại thực phẩm hay quà vặt nào mới ba mẹ nên xem xét kỹ trước khi cho trẻ ăn.

1.2 Trẻ bị tiêu chảy do ăn đồ ăn ôi thiu, mốc hỏng, bẩn,…

Trẻ em thường không nhận thức được những thứ bẩn mình đang ăn có thể gây hại cho cơ thể như thế nào. Có nhiều trẻ nhặt đồ ăn dưới đất lên ăn. Nhiều trẻ lại ăn đồ ăn đã hỏng. Khi bé ăn những đồ ăn như vậy rất dễ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm dẫn tới tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

1.3 Trẻ bị tiêu chảy do đi du lịch

Tiêu chảy khi đi du lịch cũng là tình trạng thường thấy. Ngoài ăn đồ ăn lạ bé còn có thể bị tiêu chảy do ăn đồ ăn ôi thiu tại nơi du lịch. Ba mẹ nên mang theo đồ ăn vặt đã được vệ sinh sạch sẽ cho bé. Để bé có thể ăn khi đi du lịch.

1.4 Bé bị tiêu chảy do thuốc

Khi ba mẹ cho bé dùng các thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh,.. có thể gây tiêu chảy ở trẻ.

1.5 Bé bị tiêu chảy do bệnh

Một số bệnh gây ra tiêu chảy ở trẻ như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,… Những bệnh này có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy ở bé.

2. Khi trẻ bị tiêu chảy thì trẻ sẽ có những biểu hiện như thế nào?

Bé sốt khi bị tiêu chảy

                                                                            Bé sốt khi bị tiêu chảy

  • Bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường (Từ 5-7 lần/ngày hoặc có thể nhiều hơn) có những bé đi nhiều đến mức  ngồi cả ngày trong nhà vệ sinh tình trạng này được gọi là tiêu chảy cấp.
  • Bé mất nước, da khô, môi nhợt nhạt
  • Bé mệt mỏi, có thể kèm theo sốt nhẹ
  • Bé chán ăn, sụt cân do mất nước
  • Bé đau bụng quanh rốn hoặc đau cả bụng
  • Chóng mặt và choáng váng do mất nước và điện giải
  • Đau rát hậu môn do phân cọ sát niêm mạc hậu môn

3. Khi trẻ bị tiêu chảy ba mẹ nên làm gì?

3.1 Ba mẹ bù nước và chất điện giải cho bé bằng dung dịch oresol:

Cho bé uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải cho bé bằng cách cho bé uống oresol. Ba mẹ pha 1 gói với 150-200ml nước cho bé uống thay nước khi bé bị tiêu chảy. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại oresol tiện lợi đã pha sẵn. Ba mẹ có thể cho bé uống những sản phẩm như vậy vì có nồng độ chính xác vô cùng an toàn với trẻ.

Bổ sung Oresol cho bé bị tiêu chảy

                                                            Bổ sung Oresol cho bé bị tiêu chảy

3.2 Cho bé đi khám bác sĩ khi bé gặp những tình trạng sau:

  • Bé choáng váng, chóng mặt.
  • Bé có biểu hiện bị sốt.
  • Bé mất nước quá nhiều do đi ngoài quá nhiều lần.
  • Bé mệt mỏi không thể đứng lên đi lại được.
  • Ngoài đi ngoài bé còn gặp tình trạng nôn ra ngoài.
  • Bé đau bụng dữ dội.
  • Bé đi ngoài phân có lẫn nhày máu.

Ba mẹ không được tự ý sử dụng các loại thuốc tiêu chảy trên thị trường cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ và dược sĩ. Khi bé bị tiêu chảy điều tốt nhất là bù nước điện giải cho bé ngay. Nếu bé không giảm triệu chứng thì phải cho bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .