Bé bị nôn trớ nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Trẻ có một hệ tiêu hóa vô cùng non nớt trong những năm đầu đời. Không chỉ chưa phát triển toàn diện mà bé rất dễ bị nhiễm phải các tác nhân lạ từ bên ngoài do sức đề kháng của bé yếu chưa thể chống lại được những tác nhân như vậy. Tình trạng nôn trớ ở trẻ là tình trạng hay gặp nhưng không phải ba mẹ nào cũng tìm được cách giải quyết phù hợp. Cùng INSOTAC tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục vấn đề này nhé.

Bé nôn trớ nguyên nhân và triệu chứng

                                                                    Bé nôn trớ nguyên nhân và triệu chứng

 

1.Phân biệt giữa nôn và ợ thức ăn

– Nôn: là chất chứa trong đường tiêu hoá bị tống ra ngoài nhiều, do co bóp cùng một lúc của cơ hoành, thành bụng và dạ dày. Vẻ mặt lo sợ, khó chịu, xanh tái.  Là hiện tượng bệnh lý.

– Ợ thức ăn: là chất chứa trong đường tiêu hoá bị tống ra ít. Vẻ mặt trẻ bình thường. Là hiện tượng sinh lý ở mức độ cao. Có thể hiểu ợ thức ăn như hiện tượng trào ngược sinh lsy bình thường.

2.Nguyên nhân gây nôn

Có 4 nhóm nguyên nhân chính:

2.1.Do ba mẹ sai lầm về ăn uống cho bé:

– Số lượng thức ăn quá nhiều, thức ăn đặc, thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, các bữa ăn của trẻ quá gần nhau.

– Bú bình cũng có thể gây nôn trớ.

– Bị dị ứng với thức ăn cũng là một nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ.

2.2. Do dị tật tại đường tiêu hoá

– Hẹp phì đại môn vị.

– Hẹp tá tràng bẩm sinh: nồn ngay sau đẻ và thường nôn ra mật.

– Hẹp thực quản: nôn ngay sau khi ăn.

2.3. Triệu chứng nôn ở trẻ

Nôn chỉ là một triệu chứng của bệnh toàn thân:

– Bé có thể ngộ độc hoá chất, thức ăn.

– Cấp cứu ngoại khoa về các vấn đề như: bụng, lồng ruột, tắc ruột, xoắn ruột, viêm phúc mạc, viêm ruột thừa.

– Tổn thương ở não, ở màng não: viêm não, viêm màng não, u não, áp xe não, chấn thương sọ não,…

– Bệnh tại đường hô hấp: viêm họng, viêm tai giữa.

– Bệnh tại đường tiêu hoá: tiêu chảy cấp.

4. CHĂM SÓC CHO TRẺ KHI NÔN TRỚ

                                                                  Triệu chứng bé nôn trớ như thế nào

4.1. Đặc điểm:

4.1.1, Hỏi ba mẹ về đặc điểm của triệu chứng nôn

– Bé nôn từ bao giờ?

– Bé nôn bao nhiêu lần/ngày?

– Bé nôn ngay sau ăn hay chậm hơn?

– Bé nôn vọt tự nhiên hay sau kích thích?

– Bé nôn có chu kỳ không?

4.1.2. Hỏi ba mẹ bé về tính chất của chất nôn

– Bé nôn ra sữa, thức ăn mới hay đã đọng lâu trong dạ dày?

– Màu sắc của chất nôn: là màu vàng là nôn ra mật, màu đỏ là nôn ra máu?

-Mùi chất nôn như thế nào?

+ Thối, thường gặp do tắc ruột, viêm ruột hoại tử.

+ Chua do thức ăn đọng lâu trong dạ dày.

+ Mùi hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột…

4.1.3.Đánh giá các dấu hiệu kèm theo ở trẻ:

– Bé mất nước.

– Bé bị sụt cân.

– Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ tăng hay giảm

– Triệu chứng chính của bệnh.

4.2.Lập kế hoạch chăm sóc bé khi nôn trớ:

4.2.1.Khi bé đang nôn

                                                                             Làm thế nào khi bé bị nôn trớ

– Đỡ trẻ ở tư thế đứng.

+ Nằm đầu nghiêng sang một bên.

+ Ngồi đầu cúi, đỡ trán người trẻ.

– Động viên an ủi trẻ.

4.2.2. Khi bé nôn xong

– Tráng miệng cho trẻ.

– Sưởi ấm cho bé.

– Uống Oréol nếu có thể uống được.

– Gửi chất nôn đến phòng xét nghiệm để biết được nguyên nhân nôn.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp với lứa tuổi (nếu nghi ngờ nguyên nhân nôn do ăn uống)

– Kích thích cho nôn tiếp (nếu do ngộ độc).

– Truyền dịch (khi đưa bé đến viện)

Ba mẹ không tự ý cho bé uống thuốc hay kích nôn kể cả nghi ngờ bé bị ngộ độc. Ba mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để có thể có phương pháp xử lý kịp thời. 

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .