Bé bị mắc bệnh tả và cách điều trị

Bệnh tả là bệnh có khả năng lây truyền nguy hiểm ở trẻ. Tả do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Biểu hiện của bệnh này là trẻ sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, mất nước, và có thể dẫn đến tử vong. 

Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam năm 1850 với 2 triệu trường hợp bệnh được ghi nhận. Từ năm 1910-1938, số bệnh nhân mắc tả hàng năm dao động từ 

 

5.000 – 30.000 người. Bệnh tả lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam năm 1964 với 20.009 người mắc bệnh trong đó 821 người đã tử vong. Ngày nay, ở Việt Nam, bệnh tả xảy ra dưới dạng dịch l­ưu hành. Hàng năm có hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tả được ghi nhận.

Bé bị mắc tả sẽ có những biểu hiện như thế nào? 

Bé bị tả có những biểu hiện sau: 

  • Tiêu chảy ra nước ồ ạt.
  • Nôn ói liên tục.
  • Đau bụng
  • Mất nước;
  • Mất cân bằng điện giải: đặc trưng là chuột rút, sốc. Nếu không được điều trị, sốc do mất nước nặng có thể gây tử vong đột ngột.
  • Động kinh.
  • Thay đổi tri giác.
  • Hôn mê.
    Tiêu chảy là triệu chứng nguy hiểm đáng lo ngại nhất. Bé có thể đi ngoài liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, kiệt sức và có thể tử vong rất nhanh sau đó.

Nguyên nhân khiến bé bị mắc bệnh tả:

Tác nhân gây bệnh là Vi khuẩn Vibrio cholerae hay còn gọi là vi khuẩn tả hay phẩy khuẩn tả. Tuy nhiên, tác động chết người của căn bệnh này là kết quả của một loại độc tố mạnh có tên CTX mà vi khuẩn tạo ra trong ruột non. CTX liên kết với thành ruột, cản trở dòng chảy bình thường của natri và clorua. Điều này khiến cơ thể tiết ra một lượng nước khổng lồ, dẫn đến tiêu chảy và mất nhanh chất lỏng cùng các chất điện giải. 

Nguồn lây vi khuẩn tả chủ yếu là từ thức ăn, nước uống gây ra cho bé bị mắc bệnh tả. 

Bệnh tả có thời gian ủ bệnh từ vài giờ tới 5 ngày, thường từ 2 tới 3 ngày. Bệnh lây mạnh nhất ở thời kỳ toàn phát của bệnh. Thời gian thải phẩy khuẩn tả thường kéo dài khoảng 1 tuần sau khi hết tiêu chảy cấp.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 75% người nhiễm phẩy khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7- 14 ngày. Số lượng phẩy khuẩn tả trong phân người lành mang khuẩn thấp hơn nhiều so với ở người mắc bệnh. Sau vụ dịch tả có một tỷ lệ nhỏ khoảng 3% đến 5% bệnh nhân các thể có khả năng mang vi khuẩn kéo dài một vài tháng, đôi khi kéo dài hàng năm nếu không được điều trị đúng.

Các triệu chứng bé bị mắc bệnh tả có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy: Tiêu chảy xuất hiện đột ngột và có thể nhanh chóng gây mất nước rất nguy hiểm. Tiêu chảy do tả thường chất thải nhạt màu hoặc có màu trắng như “nước gạo” và mùi tanh.
  • Mất nước: Mất nước có thể phát triển trong vòng vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng bệnh tả. Tùy thuộc vào số lượng chất lỏng cơ thể đã bị mất, mất nước có thể từ nhẹ đến nặng. Mất từ ​​10% tổng trọng lượng cơ thể trở lên cho thấy mất nước nghiêm trọng.
  • Buồn nôn và ói mửa: Xảy ra đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh tả, nôn mửa có thể kéo dài hàng giờ liền.

 

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tả?

Cách duy nhất để bác sĩ chẩn đoán bệnh là xác định vi khuẩn trong mẫu phân. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh nếu bạn đang ở trong vùng dịch tả và có triệu chứng tiêu chảy nặng.

Bạn có thể dùng que kiểm tra vi khuẩn tả để có kết quả nhanh chóng và tiện lợi, giúp các bác sĩ ở vùng sâu vùng xa chẩn đoán sớm bệnh tả. Xác định được bệnh nhanh hơn sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ tử vong dịch tả bắt đầu và giúp cho bộ y tế can thiệp, ngăn chặn dịch kịp thời.

Những phương pháp nào dùng để điều trị cho bé bị mắc bệnh tả?

Bạn cần phải điều trị bệnh tả ngay lập tức vì bệnh có thể gây tử vong trong vòng vài giờ. Một số phương pháp trị bệnh bao gồm:

  • Bù nước: mục tiêu là để thay thế nước và các chất điện giải bằng các loại dịch qua đường uống. Các loại dung dịch này có thể ở dạng bột và sẽ được hòa tan với nước sôi hoặc nước đóng chai rồi uống. Nếu không bù đủ nước, khoảng một nửa số người bị bệnh tả sẽ tử vong. Nếu được điều trị, số người chết giảm xuống dưới 1% ;
  • Dịch truyền tĩnh mạch: trong bệnh tả, hầu hết triệu chứng sẽ giảm nếu được bù nước bằng đường uống, nhưng nếu bệnh nhân mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho truyền dịch tĩnh mạch ;
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh không cần thiết cho việc điều trị bệnh tả, nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm cả số lượng và thời gian tiêu chảy. Một liều doxycycline (Monodox®, Oracea®, Vibramycin®) hoặc azithromycin (Zithromax®, Zmax®) có thể có hiệu quả ;
  • Bổ sung kẽm: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm có thể làm giảm và rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ em mắc bệnh tả.
  • Rửa tay và vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Ăn chín uống sôi để tránh được vi khuẩn tả xâm nhập

Chú ý: Khi bé có những biểu hiện nhiễm vi khuẩn tả ba mẹ nên bù nước và điện giải cho bé và đưa bé đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

® Kí hiệu thuốc đã được đăng kí

Rx: Kí hiệu thuốc kê đơn.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .