Thuốc làm mềm phân khi trẻ bị táo bón có nguy hiểm không?

Táo bón là tình trạng phổ biến ở bé hiện nay. Với một hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch vẫn còn yếu ớt nên gặp tình trạng táo bón là thường gặp. Thuốc làm mềm phân khi bị táo bón là một trong những giải pháp đầu tiên các mẹ nghĩ đến khi bé nhà mình bị táo bón. Vậy thuốc làm mềm phân là gì? Thuốc này hoạt động như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Cùng tìm hiểu những điều này qua bài viết này nhé.

Bé bị táo bón ba mẹ có nên dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ hay không?

Bé bị táo bón ba mẹ có nên dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ hay không?

     1. Táo bón ở trẻ là tình trạng như thế nào? 

Táo bón là tình trạng gặp bất thường tại đường tiêu hóa, gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Táo bón có thể khiến bé có những cảm giác khó chịu nhất thời. Táo bón không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng khác nhau. 

      2. Những dấu hiệu của bé làm ba mẹ biết bé đang bị táo bón:

  • Bé đi vệ sinh ít hơn 3 lần trên 1 tuần. 
  • Đi vệ sinh khó khăn, thời gian lâu hơn bình thường. 
  • Bé quấy khóc, biếng ăn cơ thể mệt mỏi, không tăng hoặc chậm tăng cân.
  • Đau đớn khi đi vệ sinh.
  • Phân bé khô cứng, tắc nghẽn tại đường tiêu hóa,…

    3. Những nguyên nhân thường thấy khi bé bị táo bón:

    Nguyên nhân khiến bé bị táo bón

    Nguyên nhân khiến bé bị táo bón

  • Bé chuyển từ chế độ uống sữa qua ăn dặm, từ ăn dặm qua ăn cơm.
  • Bé ăn ít chất xơ, chỉ thích ăn thịt.
  • Bé ăn ít sữa, uống ít nước.
  • Bé gặp bất thường tại hệ tiêu hóa. 
  • Bé bị dị ứng một số thức ăn.
  • Bé bị loạn khuẩn đường ruột.

    4. Thuốc làm mềm phân khi bị  táo bón là gì?

Bình thường thuốc làm mềm phân bản chất là Glycerin có tác dụng bôi trơn lớp lót trực tràng để phân bé dễ dàng được tống ra ngoài hơn. 

Cơ chế của thuốc vừa có tác dụng lót bôi trơn để dễ tống phân ra ngoài. Ngoài ra còn có tác dụng kéo nước vào khối phân khiến cho phân được làm mềm. Khi uống các thuốc làm mềm phân sẽ làm tăng AMP vòng, khiến kéo dịch và ion vào trong làm mềm khối phân. 

Vậy cơ chế như vậy thì thuốc làm mềm phân có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé không?

Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm gì cho bé thì Ba Mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng cho bé.

      5. Những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc làm mềm phân khi bị táo bón:

  • Bé có thể bị rối loạn tiêu hóa khi sử dụng thuốc làm mềm phân.
  • Bé có thể bị buồn nôn và kích ứng đường họng. Thường xảy ra khi sử dụng thuốc làm mềm phân dạng lỏng.
  • Bé bị đau bụng hoặc tiêu chảy do thuốc.

Vậy khi sử dụng thuốc làm mềm phân cho bé Ba Mẹ cần lưu ý những gì?

Để không xảy ra các tác dụng không mong muốn như trên. Ba Mẹ cần lưu ý những gì khi muốn sử dụng thuốc làm mềm phân cho bé?

  • Trước khi sử dụng thuốc làm mềm phân Ba Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kì loại thuốc gì cho bé.
  • Thuốc này chỉ điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân. Bệnh chỉ hết khi loại bỏ được nguyên nhân mà thôi. Chính vì thế, Khi bé bị táo bón Ba Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé bị, giải quyết nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý. 
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân cho bé chỉ sử dụng trong thời gian ngắn và tối đa 3 lần trên năm. Không nên quá lạm dụng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé. 
  • Không cho bé ngưng đột ngột thuốc làm mềm phân mà nên giảm liều dần dần cho bé. Vì khi bạn ngưng thuốc đột ngột có thể khiến cơ thể bé không kịp thích nghi và có thể tái lại rất nhanh đó.

    6. Những biện pháp giảm thiểu táo bón mà không dùng đến thuốc làm mềm phân khi bị táo bón:

 6.1 Bé còn bú thì cho bé bú đủ sữa trong vòng 1 ngày theo khuyến cáo của bác sĩ: 

Bé Bị táo bón khi bú sữa Ba Mẹ nên làm gì?

Bé Bị táo bón khi bú sữa Ba Mẹ nên làm gì?

Bé sơ sinh bú mẹ, lượng sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết và duy nhất của bé. Cung cấp đủ lượng sữa cho bé cũng chính là cách để cung cấp đủ nước cho trẻ. Hệ tiêu hóa và cơ thể khi được cung cấp đủ nước sẽ giảm tình trạng táo bón đáng kể đấy.

6.2 Bé không còn bú ti

Ba Mẹ sẽ cung cấp nước cho bé theo nhu cầu cũng như chỉ số cơ thể. Lượng nước cung cấp cho bé trên 1 ngày được tính như sau: cân nặng bé x 0,033 sẽ ra số l nước cung cấp cho bé mỗi ngày. Nếu bé không thích uống nước có thể cung cấp nước cho bé từ các nguồn sau: Nước hoa quả, nước ép trái cây,… Những loại nước này bé vừa thích uống mà lại vô cùng tốt cho sức khỏe bé. 

6.3 Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn cho bé:

Bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bé

Bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của bé giúp làm mềm phân khi bị táo bón

Ba mẹ nên cho bé ăn nhiều chất xơ hơn bằng cách chế biến những món ăn giàu chất xơ như các loại rau xanh: Súp lơ, bắp cải, rau dền, rau đay,… Các loại củ như: Khoai lang, củ dền, khoai tây,… 

Cung cấp cho bé một lượng chất xơ dồi dào sẽ là một phương pháp giảm thiểu táo bón ở trẻ. 

6.4 Động viên bé tập thể dục mỗi ngày:

Khuyến khích bé tập thể dục mỗi ngày

Khuyến khích bé tập thể dục mỗi ngày giúp tăng nhu động ruột, làm mềm phân khi bị táo bón

Tập thể dục là một phương pháp rèn luyện sức khỏe rất hiệu quả. Khi bé tập thể dục bé sẽ ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho bé có một sức khỏe khỏe mạnh hơn. 

6.5: Bổ sung các loại men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn:

Thực phẩm chứa lợi khuẩn giúp làm mềm phân khi bị táo bón

Thực phẩm chứa lợi khuẩn giúp làm mềm phân khi bị táo bón

Đây đang là phương pháp thế hệ số vô cùng hiệu quả hiện nay. Cung cấp các men vi sinh cho đường tiêu hóa có rất nhiều lợi ích mà lại an toàn và hiệu quả. 

Tham khảo những loại men vi sinh hỗ trợ táo bón cho trẻ qua đường link dưới đây nhé 

https://taobon.vn/

 

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .