Sa trực tràng ở trẻ nguyên nhân và cách điều trị

 Trực tràng là đoạn cuối của ruột già gần với hậu môn. Bình thường trực tràng nằm gọn bên trong, sa trực tràng ở trẻ là tình trạng trực tràng bị sa ra khỏi vị trí ban đầu và có xu hướng đẩy ra bên ngoài hậu môn. Sa trực tràng ở trẻ có nguy hiểm không? Những trường hợp trẻ bị như thế nào thì sẽ dẫn đến sa trực tràng. Cùng INSOTAC tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này nhé

Vị trí trực tràng ở người

     1. Phân loại sa trực tràng ở trẻ: Sa trực tràng ở trẻ được chia thành 3 loại

  • Loại 1: Ít nguy hiểm nhất là một phần niêm mạc trực tràng của trẻ bị rơi xuống nhưng vẫn nằm bên trong hậu môn mà chưa bị rơi ra khỏi hậu môn.
  • Loại 2: Phần niêm mạc bị rơi ra khỏi vị trí đã vượt ra khỏi hậu môn.
  • Loại 3: Nguy hiểm nhất đó là toàn bị trực tràng bị sa ra khỏi hậu môn.

    2. Nguyên nhân của hiện tượng sa trực tràng ở trẻ: 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng ở trẻ nhưng có một số nguyên nhân chính sau đây thường gây ra hiện tượng này:

  • Bé bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Khi bé bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài gây ảnh hưởng đến niêm mạc trực tràng. Khiến trực tràng dễ bị sa ra khỏi vị trí ban đầu. 
  • Bé bị chấn thương xương vùng chậu hoặc xương hông dẫn đến sa trực tràng ra ngoài. 
  • Bé bị căng thẳng kéo dài do sử dụng các thuốc ức chế thần kinh hoặc do áp lực học hành, áp lực từ ba mẹ.
  • Các dây thần kinh điều khiển cơ thắt trực tràng, hậu môn bị ảnh hưởng nên gây ra hiện tượng mất kiểm soát co thắt, dẫn đến sa trực tràng.
  • Bé bị các bệnh như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, bé nhiễm kí sinh trùng như giun, lị amip,…

    3. Triệu chứng sa trực tràng ở trẻ gồm những biểu hiện như thế nào?

    Triệu chứng sa trực tràng ở trẻ

  • Khi bị sa trực tràng, bé sẽ có những triệu chứng ban đầu rất khó nhận biết. Ở trường hợp bị sa trực tràng nhẹ bé sẽ bị đau rát vùng hậu môn, cảm thấy khó chịu, đi táo do vị trí sa sẽ chèn ép đường đưa phân ra khỏi cơ thể. 
  • Khi sa nặng hơn một phần hậu môn bị đưa ra ngoài: Bé sẽ cảm thấy khó chịu do khá đau, bé ngồi lên vị tri sa như ngồi lên một quả bóng nhỏ. Nhưng ở giai đoạn này thì có thể phần trực tràng bị sa ra khỏi hậu môn có thể sẽ tự co lên để trở về vị trí ban đầu.
  • Khi toàn bộ trực tràng bị sa ra khỏi hậu môn: Bé sẽ quấy khóc nhiều hơn, không dám đi vệ sinh do đi vệ sinh khá đau, có khi có thể lẫn máu. Có thể búi sa sẽ phải lấy tay đẩy lên mới có thể vào hậu môn được.

    4. Các biến chứng của sa trực tràng ở trẻ: 

Sa trực tràng ở bé gây ra hậu quả nặng nề với bé nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. 

  • Gây chảy máu: Sa trực tràng ban đầu có thể gây chảy máu ít sau chảy máu nhiều gây thiếu máu ở trẻ. Do loét niêm mạc trực tràng. Máu có thể chảy không nhiều, không kiểu xuất huyết ồ ạt nhưng về lâu dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. 
  • Viêm loét trực tràng: Trực tràng bị sa ra bên ngoài rất dễ bị loét, có thể bị nhiễm khuẩn dẫn đến tình trạng viêm. Có những bé luôn có cảm giác ướt đũng quần do trực tràng bị sa ra ngoài và bị viêm.
  • Tắc ruột: Khi khối sa trực tràng bị sa ra ngoài có thể gây ra hiện tượng tắc ruột. Khi bé bị tắc ruột có thể phải phẫu thuật đoạn ruột bị tắc
  • Vỡ trực tràng: Khi trực tràng bị sa ra ngoài, bị viêm nặng có thể dẫn đến vỡ trực tràng. Nếu bé không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 
  • Sa trực tràng kèm theo sa sinh dục ở phụ nữ: Có thể kèm theo sa âm đạo hoặc sa tử cung âm đạo.

 

      5. Điều trị sa trực tràng ở trẻ em như thế nào? 

Có một số biện pháp điều trị sa trực tràng ở trẻ phổ biến như: 

  • Phẫu thuật sa trực tràng qua bụng: Bác sĩ sẽ kéo trực tràng trở lại vị trí thông qua một vết mổ trên bụng. Sau đó sẽ sử dụng chỉ khâu hoặc một cái lưới để móc trực tràng vào thành sau của xương chậu. Trong một số trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần ruột kết.

    Phẫu thuật sa trực tràng ở trẻ

  • Phẫu thuật nội soi trực tràng: Cũng có thể được thực hiện thông qua một vết mổ ở ổ bụng nhưng vết mổ này nhỏ hơn. Thông thường bác sĩ sẽ mở một vài lỗ trên ổ bụng để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng. Sẽ gồm có đèn và dao điện được đưa vào để phẫu thuật loại bỏ phần trực tràng bị sa hoặc nhẹ có thể khắc phục tổn thương mà không cần phải cắt bỏ.
  • Phẫu thuật sa trực tràng ở bé qua khu vực quanh hậu môn: Bác sĩ sẽ phẫu thuật kéo trực tràng qua hậu môn sau đó loại bỏ một phần trực tràng rồi gắn phần còn lại của trực tràng vào ruột già. Phương pháp này dùng cho những bé không thể điều trị bằng 2 phương pháp trên.

    6. Phòng sa trực tràng ở trẻ:

  • Cho bé ăn những đồ ăn nhiều chất xơ để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Bổ sung cho bé các loại vitamin để bé có một sức đề kháng khỏe mạnh.
  • Dạy bé cách đi vệ sinh đúng giờ để bé có một chế độ sinh hoạt điều độ.
  • Không nên thụt tháo hậu môn gây tổn thương niêm mạc trực tràng.
  • Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
  • Không ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, chiên rán. Không ăn những đồ ăn gây táo bón cao như đồ ăn cứng, khó tiêu hóa.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .