Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin D, vitamin C, vitamin A, canxi,…Nhiều mẹ vẫn thắc mắc rằng trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin gì để trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh. Hãy tìm hiểu về các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh và vai trò của chúng cũng như cách bổ sung chúng trong bài viết dưới đây nhé.
1.Tại sao cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh
Vitamin là những dưỡng chất cần được cung cấp hằng ngày cho chúng ta để cơ thể phát triển khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Tuy các vitamin cần với một lượng rất nhỏ nhưng lại không thể thiếu được. Số lượng các vitamin cần thiết với cơ thể liên đến 13 loại vitamin được chia làm vitamin tan trong dầu và tan trong nước.
Riêng với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ đang là giai đoạn phát triển mạnh nhất thì việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bao gồm các vitamin là vô cùng quan trọng.
Vitamin có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ
Vitamin thường được bổ sung qua đường ăn uống. Với trẻ sơ sinh chủ yếu bú bằng sữa mẹ thì dinh dưỡng của mẹ là vô cùng quan trọng. Trẻ không được dùng bất kể loại chất lỏng nào ngoài sữa mẹ cho đến 4 tháng tuổi do đó nếu trẻ thiếu vitamin nào mẹ nên uống vitamin đấy để đủ vitamin bổ sung cho trẻ.
2.Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin gì?
2.1.Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi và phospho trong quá trình phát triển và chắc khỏe xương ở trẻ nhỏ. Thiếu vitamin D trẻ bị còi xương, yếu xương, dễ gãy, tăng trưởng chậm,…ảnh hưởng đến sức khỏe thể trạng của trẻ. Hầu hết sữa mẹ đều không cung cấp đủ loại vitamin này cho trẻ, nên tất cả trẻ sơ sinh cần được bổ sung thêm vitamin này.
Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
Vitamin D có trong các loại thực phẩm như: cá nhiều dầu và trứng, hàu, tôm, nấm….Nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất là từ ánh sáng mặt trời do đó mẹ có thể tắm nắng vào mỗi buổi sớm cần chú ý bảo vệ da trẻ tránh bỏng rát.
2.2. Trẻ sơ sinh nên được tiêm vitamin K sau khi mới được chào đời
Do vitamin K đóng vai trò ngăn ngừa quá trình chảy máu và kích hoạt các yếu tố đông máu ở trẻ từ đó có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết sau khi sinh. Thống kê cho thấy trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K sẽ giảm tỷ lệ từ vong do xuất huyết não đi rất nhiều. Do đó ngày nay tiêm vitamin K như là điều bắt buộc với trẻ sơ sinh.
Bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh
Ngoài ra vitamin K còn tốt cho xương khớp của trẻ, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
2.3. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin A
Trong các loại vitamin thì vitamin A rất quan trọng với trẻ nó giúp tăng cường thị lực và mở rộng tầm nhìn của trẻ trong điều kiện ánh sáng mờ và giữ cho da trẻ luôn được căng bóng khỏe mạnh.
Thực phẩm cung cấp vitamin A như: sữa, cà rốt, khoai lang, rau đậu xanh,…Các chất bổ sung vitamin A và C được khuyên dùng cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi trừ khi trẻ dùng hơn 500ml sữa công thức mỗi ngày do sữa công thức đã chứa đầy đủ các vitamin cần thiết.
2.4. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin C
Vitamin C rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta nói chung và hệ miễn dịch nói riêng. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ và tăng cường hấp thu sắt một cách hiệu quả.
Bởi sắt cũng là một khoáng chất cần có ở trẻ sơ sinh. Bởi sắt giúp tăng tạo hồng cầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ.
Bổ sung vitamin C cho trẻ sơ sinh
Các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, kiwi, dâu tây, cà chua, bông cải xanh, ớt,…
2.5. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin B12
Một loại vitamin không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh nữa là vitamin B12. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh và giúp cho tế bào máy được khỏe mạnh. Đồng thời, vitamin B12 giúp tạo ra DNA vật liệu di truyền của mọi tế bào. Nếu trẻ bị thiếu vitamin B12 có thế dẫn đến mắc loại bệnh thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ khiến toàn thân mệt mỏi và suy nhược.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của việc thiếu vitamin B12 ở trẻ sơ sinh có thể là: nôn mửa, hôn mê, chậm phát triển, giảm trương lực cơ và chậm phát triển/ thoái triển. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị thiếu vitamin B12 khi được 2-6 tháng tuổi, tuy nhiên các triệu chứng có thể không rõ ràng cho đến khi 6-12 tháng tuổi sẽ thấy được rõ hơn. Vì vậy mẹ cần cung cấp đủ vitamin B12 để bổ sung đủ cho con.
3. Một số trường hợp đặc biệt ở trẻ nên bổ sung gì?
Trẻ sơ sinh bên cạnh có những bé sinh đủ tháng nhưng cũng có những bé bị sinh non kém tháng kèm theo các vấn đề về sức khỏe. Tùy vào tình trạng của trẻ mà với những trường hợp đặc biệt này nên bổ sung thêm các loại vitamin hay khoáng chất khác như:
- Trẻ sinh non hay trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe: Với trẻ sinh non cơ thể không dự trữ được nhiều sắt như những trẻ khác. Do đó trẻ cần nhiều vitamin và khoáng chất hơn nữa mà sữa mẹ và sữa công thức đều không thể cung cấp đủ. Với những trẻ sinh ra đã gặp vấn đề về sức khỏe chẳng hạn như bệnh gây thiếu hụt vitamin D chẳng hạn sẽ được sự theo dõi của bác sĩ để bổ sung liều lượng các vitamin và khoáng chất thiếu cho phù hợp phụ thuộc vào thời gian trẻ sinh ra và các vấn đề sức khỏe trẻ đang gặp phải.
- Trẻ sơ sinh bú mẹ có mẹ ăn chay: Thịt và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chính của vitamin B12 . Vì vậy những mẹ đang trong chế độ ăn chay sẽ bị thiếu loại vitamin này dẫn đến con cung cấp không đủ. Cho nên mẹ có thể bổ sung vitamin B12 cho trẻ dưới chỉ dẫn của bác sĩ
Trẻ sinh non thiếu tháng mẹ đang ăn chay cần bổ sung vitamin cho trẻ nhiều hơn
Bổ sung vitamin cho trẻ phải hết sức thận trọng vì nó gây đến những nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên trẻ có thể bắt đầu tự ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất cho mình. Mẹ có thể cho trẻ dùng men tiêu hóa Amano Enzyme của Nhật Bản để giúp trẻ ăn ngon miệng dễ hấp thu, tăng cường hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra sản phẩm này còn có bổ sung các loại vitamin thiết yếu liên quan đến quá trình phát triển của trẻ như vitamin D3, vitamin B1, B12, vitamin B9,…và các chất DHA tăng cường trí não nhờ đó giúp trẻ có thể phát triển toàn diện.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa