Trẻ bắt đầu giai đoạn mọc răng từ 5-6 tháng tuổi và hoàn thiện răng sữa vào khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên ở một số trẻ ngay từ 4 tháng đã có bắt đầu mọc lên những chiếc răng đầu tiên. Nhiều mẹ thắc mắc rằng trẻ mọc răng sớm có sao không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để được nghe lời giải đáp.
1.Những dấu hiệu trẻ mọc răng
Dấu hiệu mọc răng ở trẻ là trẻ hay đưa đồ lên miệng cắn cho đỡ ngứa
Mọc răng là quá trình phá vỡ nướu răng và nhô lên. Triệu chứng mọc răng có thể xảy ra trước 3-4 ngày khi bắt đầu răng nhú lên xuyên qua da. Năng lượng của cơ thể sẽ tập chung để đẩy răng lên khỏi nướu. Khi đó trẻ sẽ có một vài dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu ngay cáu gắt kệ cả ban ngày lẫn đêm
- Bé bị chảy nước rãi nhiều hơn bình thường
- Bé bị ngứa nên thường xuyên bứt rứt và cảm thấy ngứa lợi nên hay cho đồ vật vào miệng để ngậm
- Nướu có hiện tượng sưng to đỏ tấy trước vài ngày
- Sốt do mọc răng
- Chán ăn bỏ bú làm giảm sức khỏe của trẻ
- Xảy ra các rối loạn đường tiêu hóa như trẻ bị tiêu chảy khi mọc răng
Trẻ mọc răng sẽ thường có những dấu hiệu trên trước 3-5 ngày, thông thường các tình trạng mọc răng ở trẻ như này chỉ cần 3-7 ngày là hết. Nếu trẻ 3-4 tháng tuổi mà đã có những dấu hiệu trên được coi là tình trạng mọc răng sớm ở trẻ.
2. Trẻ mọc răng sớm có sao không?
Theo các chuyên gia cho rằng mọc răng sớm hay muộn là ở tùy sự phát triển của từng trẻ. Bé mọc răng sớm hay mọc răng muộn không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Điều này phụ thuộc vào yếu tố cơ địa hay sức khỏe của trẻ nên nó còn được coi là yếu tố bẩm sinh không thể thay đổi được.
Bé mọc răng sớm hòan toàn bình thường không ảnh hưởng đến phát triển của trẻ
Mẹ không cần ngạc nhiên khi trẻ 3 tháng đã mọc răng có những trẻ sơ sinh đã có sẵn 1-2 chiếc răng ngay từ khi mới sinh ra.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ là:
- Yếu tố di truyền: Đa phần trẻ mọc răng sớm là do yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình. Nếu trong gia đình có anh, chị, em, bố, mẹ mọc răng sớm thì rất có thể trẻ được thừa hưởng gen này từ họ nên đến thời điểm mọc răng sẽ xảy ra sớm hơn bình thường.
- Yếu tố dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển của trẻ, trong đó có cả thời điểm mọc răng ở trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên được bổ sung dinh dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cho nên mẹ cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung cho trẻ. Nếu trẻ bổ sung thiếu dinh thì rất có khả năng trẻ mọc răng chậm hơn bình thường.
- Canxi và vitamin D liên quan đến quá trình mọc răng ở trẻ: Sự mọc răng của trẻ cũng có một phần liên quan đến việc bổ sung đủ canxi và vitamin D cho răng của trẻ phát triển hay không. Do vitamin D tăng hấp thu canxi, canxi là thành phần tạo nên cấu trúc răng.
Bên cạnh đó cũng có những trẻ mọc răng rất muộn vào khoảng 8-9 tháng tuổi mới bắt đầu có dấu hiệu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Vây nên thay vì lo lắng rằng trẻ mọc răng sớm có sao không cha mẹ nên tập chung vào bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để trẻ phát triển và chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn sớm.
3. Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng thường có biểu hiện sốt mọc răng, biếng ăn, lười ăn,…Và giai đoạn trẻ cần được sự quan tâm chăm sóc từ mẹ nhiều hơn.
Chế độ ăn uống cho trẻ mọc răng
- Trẻ mọc răng thường rất đau do nướu bị tổn thương vì vậy mẹ nên nấu các thức ăn dạng lỏng và mềm cho bé dễ ăn. Đồng thời nên bổ sung thực phẩm giàu canxi cho trẻ phát triển răng khỏe mạnh.
- Tránh cho trẻ ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh do nó nhạy cảm với răng lợi làm nặng thêm tình trạng đau nhức ở trẻ.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước hơn đặc biệt là những trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy.
Thực phẩm giàu canxi cho trẻ mọc răng
Cách vệ sinh răng miệng khi bé mọc răng
- Trẻ mọc răng thường chảy nước dãi nên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng khăn mềm sạch để tránh bẩm làm vi khuẩn dễ xâm nhập
- Sau khi ăn mẹ nên vệ sinh nướu cho trẻ bằng bông gạc mềm, lau nhẹ nhàng
- Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn xong để làm sạch miệng
Một số lưu ý khác:
- Mẹ có thể thực hiện cách massage nướu cho trẻ để làm giảm đau nhức bằng cách lấy băng gạc quấn vào đầu ngón tay và nhẹ nhàng chà sát vào nướu của bé. Chú ý mẹ cần vệ sinh tay sạch sát khuẩn trước khi làm cho trẻ.
- Cha mẹ có thể cho bé ngậm ti giả thay vì ngậm đồ chơi và cần vệ sinh núm giả thật sạch
- Nếu trẻ bị sốt do mọc răng thì mẹ cần hạ sốt ngay cho bé. Nếu tình trạng sốt cao hơn và không đỡ mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Như vậy cha mẹ có thể yên tâm rằng trẻ mọc răng sớm hay muộn đều hề không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Thay vào đó cha mẹ nên theo dõi các quá trình trẻ mọc răng để có thể xử lý kịp thời cả những trường hợp răng trẻ mọc không đúng bất thường.