Nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón và cách xử lý

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Ngoài việc chưa biết kêu khóc thì trẻ có một hệ tiêu hóa non nớt chưa hoàn thiện. Chính vì hệ tiêu hóa non nớt như vậy, khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lạ hơn là hệ tiêu hóa của người trưởng thành. Vậy làm thế nào  để biết được trẻ sơ sinh đang bị táo bón?. Làm thế nào để biết được bé đang bị táo bón, làm thế nào để giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh là điều không hề dễ dàng. Ba mẹ cần phải lưu ý những gì?

1. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị táo bón?

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

1.1 Trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa công thức:

Trong sữa mẹ ngoài phần đạm dễ tiêu hóa còn có các probiotic là những vi khuẩn có lợi giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài ra đường trong sữa mẹ là đường lactose rất dễ tiêu hóa.

Chính vì thế bé bú sữa mẹ ngoài dễ tiêu hóa hơn, ít bị ốm cho sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp bảo vệ bé những năm đầu đời mà còn giúp bé không bị táo bón. Nhưng vì một lý do nào đó mẹ sẽ không cung cấp đủ sữa cho bé uống, vì thế bé phải sử dụng sữa công thức. Sữa công thức chứa đạm whey và đạm casein. Trong sữa mẹ thì thường có chứa 60% đạm whey và 40% đạm casein nhưng trong sữa công thức lại ngược lại. Hàm lượng đạm whey thấp hơn casein, chính vì thế khiến hệ tiêu hóa non nớt của bé không thể tiêu hóa được thức ăn. Gây táo bón.

1.2 Ăn thức ăn quá đặc cũng khiến trẻ sơ sinh gặp tình trạng táo bón:

 Bé khó khăn khi đi vệ sinh, bé đau đớn, khó chịu

Bé khó khăn khi đi vệ sinh, bé đau đớn, khó chịu

Khi bé chuyển qua chế độ ăn dặm, với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, ba mẹ đã cho bé ăn một chế độ ăn dặm khá đặc. Điều này khiến hệ tiêu hóa của bé như bị tra tấn. Chính vì thế, khi nấu đồ ăn dặm cho bé, ba mẹ cần lưu ý những gì. Nấu từ loãng đến đặc, cho bé ăn theo nhu cầu không nên bắt ép trẻ ăn. Ngoài đồ ăn nên cho bé uống thêm nước tùy theo thể trạng của từng bé.

1.3  Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón:

Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ bị táo bón là do chế độ ăn của bé ít chất xơ. Vì vậy, kể cả là bữa ăn dặm đơn giản của bé ba mẹ cũng nên bổ sung thêm chất xơ cho bé, giúp cho quá trình tiêu hóa của bé được tốt hơn. Cung cấp chất xơ ngoài giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn còn khiến cho dạ dày bé không bị áp lực bởi đồ ăn giàu đạm, chất béo và tinh bột.

1.4 Trẻ sơ sinh táo bón do thiếu nước:

Thiếu nước là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Khi thiếu nước cơ thể sẽ huy động ở tất cả các nguồn trên cơ thể ngay cả nguồn nước trong phân. Khi phân bị hút nước làm cho phân khô cứng, khó tống ra ngoài. Ba mẹ  nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức đủ với số lượng cân nặng của bé mỗi ngày. Sữa mẹ hay sữa công thức chính là nguồn dinh dưỡng chính của bé và cũng là nguồn cung cấp lượng nước lớn cho bé.

1.5 Trẻ sơ sinh bị mắc một số bệnh cấp hay mạn tính cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón:

  Các bệnh cấp và mạn tính gây táo bón ở trẻ

Các bệnh cấp và mạn tính gây táo bón ở trẻ

Khi bé mắc các bệnh cấp tính như sốt virus, cúm, cảm lạnh, ho,… thì khả năng ăn của bé cũng giảm. Khi bé bú ít lượng nước cũng giảm, khiến bé bị táo bón.

Các bệnh mạn tính như: Cường giáp, đái tháo đường, phì đại tràng bẩm sinh. Một số bệnh về thần kinh như bại não, chậm phát triển trí tuệ,… Tất cả những bệnh mạn tính này đều có thể là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.

2. Dấu hiệu nào để biết được trẻ sơ sinh đang bị táo bón:

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, ba mẹ nào cũng lo lắng. Do những bé sơ sinh là đối tượng rất đặc biệt, bé không biết kêu hay nói với ba mẹ mình đang cảm thấy khó chịu hay đau ở đâu. Ba mẹ nên quan sát bé ngay từ những cử chỉ nhỏ nhất. Để biết bé có đang bị táo bón hay không nhé:

2.1 Số lần đi vệ sinh của trẻ sơ sinh ít hơn bình thường chứng tỏ bé đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa:

Bình thường với trẻ sơ sinh sẽ đi vệ sinh bao nhiêu lần 1 ngày?

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: 5-7 lần mỗi ngày. Đặc điểm là phân của trẻ sơ sinh có dạng hoa cà, hoa cải. Bé nào ít đi vệ sinh, chỉ 2-3 ngày mới đi thì phân mềm hơn, cò màu vàng.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức: 1-3 lần mỗi ngày. Phân của trẻ lúc này thường dẻo, nhạt màu , mùi khá nặng.

2.2 Khi đi vệ sinh sắc mặt trẻ sơ sinh có thoải mái không?

Bé thường có cảm giác thoải mái khi đi vệ sinh nhưng nếu sắc mặt của bé khó chịu, bé đổ mồ hôi khi đi. Mặt bé nhăn nhó hay bé khóc khi đi vệ sinh,… đây là một vài dấu hiệu thường thấy khi bé bị táo bón. Nếu Ba Mẹ thấy bé nhà mình có những biểu hiện này nên kiểm tra phân của bé ngay để biết bé có đang bị táo bón hay không nhé.

2.3 Phân của trẻ sơ sinh như thế nào?

Hãy kiểm tra phân của bé sau khi bé đi vệ sinh.

  • Phân bé có màu sắc như thế nào?
  • Phân bé cứng hay mềm?
  • Phân có lẫn nhày máu hay không?

Khi ba mẹ kiểm tra phân của bé ngoài biết được bé có bị táo bón hay không còn có thể biết được hệ tiêu hóa của bé có đang hoạt động bình thường hay không.

2.4 Trẻ sơ sinh có bị cong lưng, thắt chặt mông hay mặt nhăn nhó khi đi vệ sinh hay không?

Bé cong lưng, mím môi khi đi ngoài

Bé cong lưng, mím môi khi đi ngoài

Khi đi vệ sinh hãy theo dõi sắc mặt và chuyển động cơ thể của bé. Điều này khiến ba mẹ biết được bé có đang gặp khó khăn trong đi vệ sinh hay không. Nếu sắc mặt thoải mái, cơ thể bé thả lỏng thì có thể thấy bé đang không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, nhưng nếu bé phải cong lưng, thắt bụng hay mặt nhăn nhó khi đi tiêu. Thì ba mẹ có thể biết rằng bé đang gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa đấy.

3. Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì ba mẹ phải làm gì?

3.1 Thay đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh bị táo bón đang sử dụng: 

Điều đầu tiên nên quan tâm là nguồn dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho bé. Nguồn sữa công thức là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho những bé không được bú sữa mẹ. Nếu bé có các dấu hiệu của táo bón, ba mẹ nên cân nhắc về vấn đề thay đổi sữa. Nếu sữa chứa nhiều đạm thì đổi qua những loại sữa có nhiều chất xơ.

3.2 Cung cấp nước cho trẻ sơ sinh bị táo bón:

Những bé sơ sinh ngoài nguồn nước từ sữa công thức, nên cung cấp thêm cho bé một chút nước. Để cấu trúc phân của bé được thay đổi, khi cấu trúc phân mềm hơn. Bé sẽ dễ đi vệ sinh hơn rất nhiều.

3.3 Thay đổi cách pha sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón:

Có thể ba mẹ thay đổi cách pha sữa cho bé. Nhưng vẫn phải đảm bảo theo công thức chuẩn pha sữa cho bé. Ba mẹ nên pha loãng lượng sữa cho bé để có thể bù nước nhiều hơn cho trẻ.

3.4 Bổ sung chất xơ vào bữa ăn dặm của trẻ sơ sinh bị táo bón: 

Khi bé tập ăn dặm hãy cung cấp chất xơ từ thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày cho bé. Để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ bên trong. Cung cấp chất xơ bằng cách luộc các loại rau củ lấy nước để cho bé ăn dặm. Sử dụng những loại rau củ có tính nhuận tràng cao như khoai lang, cà rốt, khoai tây, …

3.5 Bổ sung men vi sinh probiotic cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa bé

Cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa bé

Probiotic là các loại men vi sinh chứa lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra các lợi khuẩn này còn tiết ra các enzym tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

 

 

 

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .