Bé hay bị đi ngoài là bệnh gì? Thực phẩm nào chữa tiêu chảy cho bé?

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn rất non nớt, dễ bị ảnh hưởng và thường xuyên gặp vấn đề khi tiếp xúc với các tác nhân bất lợi từ môi trường, đặc biệt đối với trẻ có sức đề kháng kém. Tình trạng trẻ hay đi ngoài tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh đến khi trẻ lớn hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Trẻ đi ngoài nhiều lần có phải bệnh lý gì không? Mẹ nên cho trẻ ăn gì khi trẻ bị tiêu chảy? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc nêu trên của cha mẹ. 

Hay bị đi ngoài là bệnh gì?

Do đặc điểm cơ địa và thể trạng của trẻ cũng như khả năng tiêu hóa của mỗi trẻ là khác nhau, nên số lần đi ngoài bình thường ở mỗi trẻ cũng không giống nhau, có trẻ đi ngoài 2 – 3 lần mỗi ngày, trong khi có trẻ lại đi ngoài cách ngày. Tuy nhiên, nếu bé đột ngột đi ngoài với tần suất nhiều hơn bình thường (trên 3 lần/ngày đối với bé trên 1 tuổi), kèm theo đó là một số đặc điểm bất thường về sức khỏe, về thể chất phân đi ngoài thì mẹ nên chú ý, có thể là dấu hiệu bé bị tiêu chảy.

Để xác định chính xác rằng bé có đang bị tiêu chảy hay không, cha mẹ nên căn cứ vào các dấu hiệu đi kèm dưới đây:

– Số lần đi ngoài tăng bất thường kèm theo tình trạng đi ngoài phân lỏng, có khi toàn nước, phân có bọt, có nhầy hoặc có thể dính máu, lượng phân tăng lên nhiều so với thường ngày.

– Phân có lợn cợn, đổi màu khác thường, có mùi chua tanh khó chịu.

– Bé có dấu hiệu đầy bụng, sôi bụng, nôn mửa ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc nước có màu vàng nhạt.

– Một số trường hợp bé đau quặn bụng hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau giảm dần sau khi đi ngoài xong.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, người toát mồ hôi, khó chịu, bé quấy khóc.

– Bé có dấu hiệu mất nước theo nhiều mức độ khác nhau với các biểu hiện:

  • Da khô, miệng khô, khóc không ra nước mắt hoặc chảy rất ít nước mắt.
  • Số lần đi ngoài trong ngày giảm, nặng hơn bé có thể không đi tiểu trong vòng 6 giờ.
  • Mắt trũng, môi khô, da kém đàn hồi, thóp trũng đối với trẻ nhỏ.
  • Bé li bì, lờ đờ mệt mỏi, có thể bất tỉnh, nghiêm trọng hơn có thể co giật, hôn mê. Nếu tình trạng mất nước không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm Nguyên nhân trẻ 9 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày

Dựa trên đặc điểm về thời gian kéo dài tiêu chảy, về nguyên nhân, cơ chế bệnh cũng như đặc điểm phân khi đi ngoài, tình trạng tiêu chảy được phân thành 4 loại: 

  • Tiêu chảy cấp: thường gặp ở trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học với thời gian kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • Tiêu chảy mãn tính: có thể kéo dài trên 2 – 4 tuần, dai dẳng gây suy giảm thể lực, giảm đáp ứng miễn dịch, có thể đe dọa tính mạng.
  • Tiêu chảy thẩm thấu: là tình trạng bé không hấp thu được một số loại dưỡng chất trong thực phẩm, ví dụ như lactose trong sữa công thức, khiến khối lượng phân tăng, số lần đi ngoài trong ngày tăng cùng các triệu chứng đau bụng, chướng bụng. Tình trạng này được cải thiện khi bé ngừng ăn các loại thức ăn trên.
  • Tiêu chảy tiết dịch: do sự rối loạn và mất cân bằng về các ion trong hệ thống ruột, khiến ruột tăng bài tiết các ion ra khỏi cơ thể. Vấn đề này có thể xảy ra ngay cả khi bé không ăn gì.

Hay bị đi ngoài là bệnh gì?

Hay bị đi ngoài là bệnh gì?

Bé hay bị đi ngoài nguyên nhân do đâu?

1. Nhiễm khuẩn đường ruột kích thích nhu động ruột khiến bé đi ngoài nhiều lần

Các tác nhân gây nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở trẻ bao gồm E.coli, ký sinh trùng Giardia, Shigella hoặc Salmonella, Entamoeba histolytica,… Sau khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa, chúng cạnh tranh dinh dưỡng với các lợi khuẩn, làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, kích thích nhu động ruột tăng đào thải thức ăn. Nhiễm khuẩn gây tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ ruột ở trẻ do độc tố vi khuẩn, gây ra tình trạng kiết lị, trẻ tiêu chảy hay có máu kèm trong phân, đồng thời trẻ cũng hay bị sốt cao, buồn nôn.

Nhiễm khuẩn đường ruột kích thích nhu động ruột khiến bé đi ngoài nhiều lần

Nhiễm khuẩn đường ruột kích thích nhu động ruột khiến bé đi ngoài nhiều lần

Xem thêm Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi

2. Tiêu chảy do Rotavirus

Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến trên 50% trẻ nhập viện vì tiêu chảy. Virus gây nhiễm trùng đường ruột, tăng cảm giác đau bụng ở trẻ, tăng số lần đi ngoài kèm theo phân lỏng toàn nước.

tiêu chảy dorotavirus

Tiêu chảy do Rotavirus

3. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ dễ bị tiêu chảy

Một số nguyên nhân như lạm dụng kháng sinh, sử dụng thuốc trong thời gian dài vô tình tiêu diệt lượng lớn các vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa, làm hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn cũng như bảo vệ đường ruột khỏe mạnh. Do đó, trẻ dễ bị tiêu chảy hoặc mắc các rối loạn tiêu hóa đi kèm, làm tăng số lần đi ngoài so với bình thường.

4. Kém dung nạp dinh dưỡng do thiếu enzym tiêu hóa

Các men tiêu hóa có vai trò quan trọng trong việc phân giải và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Thiếu men tiêu hóa, điển hình nhất là men Lactase phân giải đường Lactose sẽ kích thích ruột tăng thải trừ thức ăn khỏi cơ thể, giảm thời gian lưu của thức ăn trong đường tiêu hóa, bé thường đi ngoài sống phân, phân lợn cợn.

5. Dị ứng đồ ăn, ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị đi ngoài

Dị ứng đồ ăn dễ xảy ra khi mẹ cho bé, đặc biệt là bé có cơ địa nhạy cảm ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu,… khiến cơ thể không dung nạp, gây ngứa ngáy, nổi ban da và đi ngoài nhiều lần. Khi bé tiếp tục ăn các loại thức ăn kể trên, các dấu hiệu lại tiếp tục xuất hiện.

Ngộ độc thực phẩm khác với dị ứng thức ăn, là vấn đề xảy ra khi mẹ cho bé ăn các loại thực phẩm không được tươi, đồ ăn để nguội hoặc ôi thiu, thức ăn sẵn chế biến không đảm bảo vệ sinh, khiến bé bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy sống phân.

Dị ứng đồ ăn, ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị đi ngoài

Dị ứng đồ ăn, ngộ độc thực phẩm khiến trẻ bị đi ngoài

6. Bé bị hội chứng ruột kích thích dẫn đến đi ngoài nhiều lần

Khi bị hội chứng ruột kích thích, trẻ thường có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nhiều lần do ruột co thắt nhanh và mạnh, thức ăn khi vừa vào cơ thể đã bị đẩy ra bên ngoài.

Ngoài ra, một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bé được phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột,… cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, tăng nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ.

Thực phẩm chữa tiêu chảy mẹ cần biết

1. Nước gạo rang bù nước, bù điện giải cho bé đi ngoài nhiều lần

Gạo có chứa lượng lớn tinh bột dễ tiêu hóa, đặc biệt hiệu quả đối với bé bị tiêu chảy. Nước gạo rang có tác dụng bù nước, bù điện giải cho bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, đồng thời cũng kích thích cơ chế thải độc của gan, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Hướng dẫn cách làm: dùng gạo lứt đem rang nhỏ lửa trên bếp đến khi gạo có màu vàng, sau đó đổ nước vào đun đến khi gạo chín mềm thì lọc bỏ cái, lấy phần nước gạo và cho bé uống.

Nước gạo rang bù nước, bù điện giải cho bé đi ngoài nhiều lần

Nước gạo rang bù nước, bù điện giải cho bé đi ngoài nhiều lần

2. Nước cà rốt hỗ trợ giảm số lần đi ngoài của bé

Trong cà rốt có chứa hàm lượng cao pectin, là thành phần có thể trương nở trong đường ruột, giúp điều hòa và làm dịu nhu động, tăng hồi phục niêm mạc ruột và hỗ trợ giảm số lần đi ngoài của bé. Bên cạnh đó, cà rốt giúp bù điện giải, bù kali đã mất khi bé bị tiêu chảy.

Cách làm gợi ý:

  • Cà rốt rửa sạch, đem gọt vỏ và đun cùng nước theo tỉ lệ 1:4. Đun sôi nước đến khi lượng nước giảm còn 1 nửa thì đem cà rốt vớt ra rồi nghiền nhỏ.
  • Lọc bỏ bã cà rốt, thu lấy nước sau đó đem đun tiếp với ½ lượng nước còn lại, để nguội cho trẻ uống.

Lưu ý: Nước cà rốt có thể đem nấu cùng cháo cho bé ăn, hoặc mẹ cũng có thể luộc cà rốt cho bé ăn trực tiếp, cầm tiêu chảy rất hiệu quả.

Nước cà rốt hỗ trợ giảm số lần đi ngoài của bé

Nước cà rốt hỗ trợ giảm số lần đi ngoài của bé

3. Nước hồng xiêm giảm tình trạng tiêu chảy

Hồng xiêm giàu calci, phospho và vitamin, khoáng chất, có tác dụng làm sạch dạ dày và kích thích đào thải các chất cặn bã, lắng đọng ra khỏi cơ thể, giảm tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, trong đông y, hồng xiêm xanh có vị chát, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa.

Hướng dẫn cách làm:

  • Rửa sạch hồng xiêm xanh sau đó đem thái thành các lát mỏng, phơi khô
  • Sao vàng các lát hồng xiêm và chia thành nhiều lần để dùng dần
  • Lấy vài lát hồng xiêm đem ngâm hoặc sắc ngập với nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần.

4. Gừng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy

Từ xa xưa, gừng đã được biết đến là một loại gia vị dùng trong bữa ăn hàng ngày, cũng là một vị thuốc tốt cho đường tiêu hóa do có tính nhuận tràng, có vị cay tính ấm. Gừng rất hiệu quả cho trẻ em bị tiêu chảy cấp hoặc bị buồn nôn, nôn mửa do ngộ độc thức ăn.

Cách làm như sau: chuẩn bị gừng tươi, đem nướng trên bếp qua để cạo vỏ và thái lát, ngâm cùng nước nóng giống pha các loại trà thông thường rồi để nguội cho bé uống.

Gừng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy

Gừng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy

5. Sữa chua, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Sữa chua hay các loại men vi sinh – Probiotics là những sản phẩm có chứa các vi khuẩn có lợi đối với đường tiêu hóa, giúp nhanh đạt cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời kích thích quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn hiệu quả. Sữa chua và Probiotics được chứng minh là an toàn và rất có lợi cho bé bị tiêu chảy hoặc mắc các vấn đề rối loạn tiêu hóa nói chung, hiện được nhiều mẹ tin dùng.

Sữa chua, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Sữa chua, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .