Trẻ bị ho khò khè có đờm làm tắc nghẽn đường hô hấp. Có đến 40% trẻ nhỏ từng có triệu chứng ho khò khè trong những năm tháng đầu đời. Điều này khiến bé khó chịu, quấy khóc và thường bỏ bữa, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
5 Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khò khè có đờm
Khò khè là âm thanh phát ra từ lồng ngực khi đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Đó có thể là do đờm hoặc đường dẫn khí bị viêm, sưng làm giới hạn dòng khí thở ra. Chúng khiến trẻ bị khò khè có đờm, ho nhiều, đau họng,…
Hen phế quản làm bé ho khò khè
Hen phế quản là bệnh lý mạn tính phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi những cơn co thắt phế quản. Khi trẻ nhỏ mang những gen nhạy cảm, chúng dễ bị kích thích bởi các yếu tố ngoài môi trường. Chẳng hạn như khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, mùi thuốc lá,… Đây được gọi là các dị nguyên.
Trẻ bị khò khè có đờm do bệnh hen phế quản
Khi tiếp xúc với các dị nguyên, các đường dẫn khí của trẻ nhạy cảm dễ bị hẹp lại. Lúc này phản ứng của trẻ là ho, thở gấp và phát ra những tiếng khò khè khi thở. Nếu trẻ bị khò khè có đờm, đặc biệt là khi tái đi tái lại nhiều lần mẹ cần chú ý đến nguyên nhân là hen phế quản.
Mẹ nên chăm sóc, quan sát con nhiều hơn để có thể xác định được chính xác nguyên nhân. Bệnh hen phế quản thường có biểu hiện: Con bị ho khò khè dai dẳng đặc biệt vào ban đêm, khó thở đặc biệt khi gắng sức, dễ bị mệt khi đang chơi,…. Ngoài ra mẹ nên xem xét về tiền sử gia đình có ai từng bị hen hay bị dị ứng không. Bởi điều này có thể làm gia tăng nguy cơ khiến trẻ bị hen.
Trẻ khò khè có đờm do cảm lạnh
Nhiễm lạnh khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút và đó là cơ hội để virus tấn công. Trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh nếu không được chăm sóc tốt. Ban đầu trẻ thường chỉ có một vài triệu chứng đơn lẻ như sổ mũi, hắt hơi, ngứa họng,… Nếu được chăm sóc thì các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 2-3 ngày mà không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, đa phần trẻ nhỏ lại có diễn tiến nặng hơn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển tại đường hô hấp của trẻ. Lúc này các triệu chứng đặc trưng hơn sẽ xuất hiện, Trẻ khò khè có đờm, chảy mũi, dịch đờm có màu xanh vàng, sốt, đau họng,…
Viêm phế quản làm bé bị khò khè
Viêm phế quản là tình trạng tổn thương bởi vi khuẩn tại các nhánh của cây phế quản. Niêm mạc phế quản bị viêm, sưng và tăng tiết dịch nhầy, tạo ra nhiều đờm. Kết quả là trẻ bị khò khè có đờm trong thời gian dài, kèm theo ho nhiều. Tiếng ho của trẻ bị viêm phế quản thường vang, trầm và kéo thành một đợt dài.
Viêm phế quản làm bé bị ho khò khè có đờm
Nguồn gốc của bệnh viêm phế quản thường do các nhiễm trùng tại đường hô hấp trên từ trước đó. Tình trạng viêm mũi, viêm họng kéo dài trên 5 ngày thường dẫn đến nguy cơ trẻ bị viêm phế quản cao. Ngoài việc trẻ bị khò khè có đờm, viêm phế quản khiến con bị sốt, tức ngực, khó thở,…
Con ho đờm, khò khè do viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh lý khá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và việc trị khỏi cũng rất khó khăn. Triệu chứng thường là: Trẻ bị khò khè có đờm, ho, sốt, rét run, đau tức ngực, khó thở, nhịp thở nhanh. Ho khan thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, còn những trẻ lớn hơn thì ho ra đờm.
Các triệu chứng của bệnh viêm phổi khá giống với các bệnh lý hô hấp khác nên thường khó nhận biết. Có nhiều yếu tố khiến trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc viêm phổi. Chẳng hạn như: tiếp xúc gần với bệnh nhân, là hậu quả kéo theo từ những tổn thương đường hô hấp trước đó, hít khói thuốc lá thụ động, khói bụi từ môi trường,…
Các nguyên nhân khác làm trẻ bị khò khè có đờm
Trẻ bị khò khè có đờm cũng có thể do các nguyên nhân khác ít gặp hơn. Chẳng hạn như: Trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, mắc dị vật, dị tật đường thở, suy tim,… Khi đó mẹ cần quan sát kỹ hơn và hỏi con về các triệu chứng liên quan để xác định đúng nguyên nhân.
Xem thêm TRẺ BỊ HO CÓ ĐỜM MẸ NÊN CHO BÉ UỐNG THUỐC GÌ ĐỂ HẾT BỆNH?
Mách mẹ cách trị ho đờm, khò khè cho bé tại nhà
Có nhiều phương pháp trị ho đờm tại nhà hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng dễ dàng:
Rửa mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý
Trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc, các bác sĩ khuyên rằng mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở cho con. Môi trường của nước muối sinh lý rất thích hợp để rửa trôi đờm và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Hướng dẫn trẻ súc họng rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Xem thêm Em bé bị ho vào thời điểm giao mùa mẹ phải làm sao
Hãy khuyến khích trẻ súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần 1 ngày. Mẹ cần hướng dẫn trẻ cẩn thận để con có thể làm được mà không bị sặc hoặc nuốt xuống. Sau khi rửa xong nên để tự khô, không nên súc lại bằng nước thường. Nếu bé thấy khó chịu, một lúc sau mẹ có thể cho trẻ uống nước sôi.
Xem thêm NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ HO CÓ ĐỜM VÀ ĐI NGOÀI DO ĐÂU?
Đảm bảo trẻ không bị nhiễm lạnh
Giữ ấm là cách giúp trẻ bị khò khè có đờm mau chóng phục hồi. Đảm bảo nhiệt độ cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng và giảm các yếu tố tấn công. Hãy mặc đủ ấm, quàng thêm khăn cho con mỗi khi ra ngoài. Không để con nằm thẳng quạt hoặc nằm điều hòa quá lạnh.
Xem thêm Bé 5 tháng bị ho vào ban đêm mẹ phải làm sao?
Mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ấm và ăn các món nóng, có tính ấm để tăng nhiệt cơ thể. Nước ấm, trà nóng giúp con thấy dễ chịu hơn vùng cổ họng, đồng thời có thể rửa trôi đờm. Mẹ có thể cho trẻ ăn cháo tía tô, súp hoặc các món hầm,…
Làm long đờm khi trẻ bị khò khè có đờm
Khi trẻ bị khò khè có đờm bé thường quấy khóc và có xu hướng bỏ bữa. Vì thế vỗ long đờm là cách nhiều bà mẹ đang làm để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ có thể bé bé quay lưng ra ngoài và dùng tay vỗ nhẹ vào phần lưng trên. Vỗ đều hai bên để tạo lực khiến đờm tại cổ họng long ra, làm thông thoáng đường thở.
Đừng để trẻ bị khò khè có đờm mẹ nhé
Mẹ cần chủ động tăng cường sức khỏe cho con để chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Bởi trẻ bị khò khè có đờm tiềm ẩn nguy cơ kéo theo nhiều bệnh lý hô hấp dai dẳng làm ảnh hưởng đến thể chất của con.
Cung cấp đủ dưỡng chất cho con mỗi ngày
Để tránh việc trẻ bị khò khè có đờm kéo dài thì một nền tảng thể lực tốt là điều cần thiết. Mẹ cần chuẩn bị các thực đơn đảm bảo cân bằng tốt dinh dưỡng cho con. Hãy cân bằng giữa chất đạm, chất béo, tinh bột với chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Cung cấp đủ chất mới có thể giúp trẻ phát triển toàn diện, chống lại bệnh tật.
Cho trẻ bị khò khè có đờm ăn súp
Bên cạnh đó mẹ cũng có thể sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa, cốm tiêu hòa cho con. Bằng việc cung cấp lượng lớn enzyme và các lợi khuẩn tiêu hóa, các sản phẩm này sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Trẻ ăn ngon, ngủ tốt thì sẽ phát triển tối đa cả về thể chất và trí tuệ.
Khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày
Cùng con tập thể dục thường xuyên là một thói quen tốt cho sức khỏe. Tập thể dục ngoài trời giúp con có một cơ thể khỏe mạnh, vững chắc. Ngoài ra, luyện tập còn làm tinh thần bé sản khoái vui vẻ hơn, từ đó ăn uống cũng ngon miệng hơn. Đối vối những trẻ bị khò khè có đờm nhiều lần thì tập thể dục là phương pháp rất hiệu quả.
Tóm lại, trẻ bị khò khè có đờm là triệu chứng của những tổn thương đường hô hấp. Vệ sinh mũi họng, giữ ấm, vỗ long đờm và đảm bảo thể lực là những phương pháp mẹ có thể áp dụng tại nhà để giảm bớt các triệu chứng bệnh cho con.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa