Bé bị rối loạn tiêu hóa nguyên nhân và cách xử lý

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất hay gặp đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn chưa phát triển toàn diện nên rất nhiễm bệnh. Bé bị rối loạn tiêu hóa thường do những nguyên nhân nào, bé sẽ có những biểu hiện như thế nào? Ba mẹ nên làm gì khi con mình bị rối loạn tiêu hóa?

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

  1. Do hệ tiêu hóa bé chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn khá yếu nên với những tác nhân lạ từ bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Chính vì thế, khi bé gặp những tác nhân lạ hệ tiêu hóa cũng như sức đề kháng của trẻ sẽ không thể chịu được những tác động đó. Gây ra rối loạn tiêu hóa.
  2. Do bé sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh ngoài tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì kháng sinh không thể phân biệt được vi khuẩn nào có lợi hay hại. Từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột của bé. Khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.
  3. Do bé bị ngộ độc thức ăn: Khi bé ăn phải những đồ ăn thiếu vệ sinh, bị ôi thiu mốc hỏng, khâu chế biến mất vệ sinh, nguồn nước không đảm bảo sạch sẽ,… Bé khi ăn phải những thức ăn như vậy sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn có thể gây tiêu chảy cấp.
  4. Bữa ăn của bé không đảm bảo: Đem bé đi rong khiến vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể bé. Ngoài ra, ba mẹ cho bé ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, ôi thiu, mốc hỏng,…

Những nguyên nhân này thường là những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những biểu hiện như thế nào để cha mẹ có thể nhận biết được:

  1. Bé hay bị đau bụng, bé quấy khóc không chịu ăn uống.
  2. Bụng bé bị chướng, đầy hơi, khó tiêu hay ăn không tiêu.
  3. Đôi khi bé có thể bị tiêu chảy.
  4. Một số thì bị táo bón.
  5. Một số thì nôn trớ.
  6. Đi ngoài phân sống.

Khi gặp những triệu chứng như vậy, có thể bé nhà bạn đang bị rối loạn tiêu hóa rồi đó. 

Bé bị rối loạn tiêu hóa ba mẹ nên làm gì?

  1. Cách tốt nhất cũng là cách an toàn nhất đó là đưa bé đến gặp bác sĩ để có thể biết được tình trạng của bé đang như thế nào. Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa là do đâu để có phương án điều trị kịp thời. 
  2. Thay đổi chế độ ăn cho trẻ: Cho trẻ ăn những đồ ăn có lợi cho sức khỏe, giảm ăn những đồ ăn dầu mỡ khiến bé khó tiêu hóa. Thay đổi đồ ăn dầu mỡ chiên xào bằng những đồ ăn luộc, hấp,.. vừa giữ được chất dinh dưỡng ở trong thức ăn cho bé, vừa an toàn với hệ tiêu hóa của trẻ.

     3. Ăn chín, uống sôi đồ ăn thức uống, cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi ăn xong. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào sáng và tối. Giảm thiểu đồ ăn vặt, đồ ăn ngoài hàng cho bé để đảm bảo bé sẽ không bị nhiễm vi sinh vật có hại từ bên ngoài.

     4. Bổ sung men vi sinh cho trẻ để cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột đang bị rối loạn do thuốc, do bệnh.

Để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong những năm tháng đầu đời, ba mẹ nên làm những gì để phòng bệnh cho trẻ:

  1. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bé sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay khi còn trong bụng mẹ.
  2. Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. 
  3. Tiêm phòng đầy đủ cho bé. Chính các vaccin tiêm phòng là công cụ bảo vệ bé những năm tháng đầu đời khi hệ tiêu hóa thật sự còn rất non nớt.
  4. Duy trì cho bé có một chế độ ăn uống khoa học.

Ba mẹ cần có những giải pháp hợp lý hơn để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .