MẸ HỎI CHUYÊN GIA NHI KHOA TRẢ LỜI

✔ Trả lời: 

Chào chị Nguyễn Thu Thủy, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình về cho web. 

Để giải đáp về vấn đề này hôm nay chúng tôi có Ths. Lê Minh Tuấn Dược Sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ trao đổi với chị về vấn đề này:

👨‍⚕️ Dược sĩ trả lời: 

Bé nhà mình năm nay bao nhiêu tuổi nhỉ?

Để nói về nguyên nhân chung khiến trẻ bị táo bón thì có vài nguyên nhân chính như sau:

  1. Bé có thể bị một số bệnh lý dẫn đến táo bón như:
  • Cường giáp 
  • Bé bị một số bệnh về thần kinh như: Chậm phát triển trí tuệ, bại não,…
  • Bé bị dị tật đường tiêu hóa, đại trực tràng.
  • Bé bị thiếu máu.
  • Bé suy dinh dưỡng.
  1. Chế độ ăn không đủ nước và chất xơ cũng khiến bé bị táo bón
  2. Bé lười vận động: Khi bé lười vận động sẽ khiến nhu động ruột suy giảm. Khả năng chuyển hóa các chất cũng suy giảm dẫn đến táo bón.
  3. Bé dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến tình trạng táo bón như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc ho, thuốc điều trị tiêu chảy,…
  4. Bé bị rối loạn cảm xúc cũng là 1 nguyên nhân khiến bé bị táo bón. 

Những nguyên nhân này là những nguyên nhân thường gặp ở bé bị táo bón. Còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Táo bón có thể không gây ảnh hưởng luôn đến sức khỏe của bé nhưng về lâu dài sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu như không được xử lý kịp thời. Chính vì thế các mẹ nên quan tâm bé nhà mình nhiều hơn, quan sát xem bé đang gặp tình trạng gì để có thể có những hướng xử lý phù hợp. 

—————————————————————————————————————————————————————————————– 

✔ Trả lời: 

Chào chị Lại Thị Thu Hương, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình về cho web. 

Để giải đáp về vấn đề này hôm nay chúng tôi có Ths. Lê Minh Tuấn Dược Sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ trao đổi với chị về vấn đề này:

👨‍⚕️ Dược sĩ trả lời: 

Để trả lời cho vấn đề mà chị đang quan tâm tôi có một số hướng giải quyết sau: Bé sơ sinh bị táo bón thường do một số nguyên nhân chính sau đây:

  • Trẻ sơ sinh bị táo bón do uống sữa công thức
  • Ăn thức ăn quá đặc cũng khiến trẻ sơ sinh gặp tình trạng táo bón:

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón:

  • Trẻ sơ sinh táo bón do thiếu nước:

  • Trẻ sơ sinh bị mắc một số bệnh cấp hay mạn tính cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón:

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì ba mẹ phải làm gì?

  • Thay đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh bị táo bón đang sử dụng: 

Điều đầu tiên nên quan tâm là nguồn dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho bé. Nguồn sữa công thức là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho những bé không được bú sữa mẹ. Nếu bé có các dấu hiệu của táo bón, ba mẹ nên cân nhắc về vấn đề thay đổi sữa. Nếu sữa chứa nhiều đạm thì đổi qua những loại sữa có nhiều chất xơ.

  • Cung cấp nước cho trẻ sơ sinh bị táo bón:

Những bé sơ sinh ngoài nguồn nước từ sữa công thức, nên cung cấp thêm cho bé một chút nước. Để cấu trúc phân của bé được thay đổi, khi cấu trúc phân mềm hơn. Bé sẽ dễ đi vệ sinh hơn rất nhiều.

  • Thay đổi cách pha sữa cho trẻ sơ sinh bị táo bón:

Có thể ba mẹ thay đổi cách pha sữa cho bé. Nhưng vẫn phải đảm bảo theo công thức chuẩn pha sữa cho bé. Ba mẹ nên pha loãng lượng sữa cho bé để có thể bù nước nhiều hơn cho trẻ.

  • Bổ sung chất xơ vào bữa ăn dặm của trẻ sơ sinh bị táo bón: 

Khi bé tập ăn dặm hãy cung cấp chất xơ từ thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày cho bé. Để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay từ bên trong. Cung cấp chất xơ bằng cách luộc các loại rau củ lấy nước để cho bé ăn dặm. Sử dụng những loại rau củ có tính nhuận tràng cao như khoai lang, cà rốt, khoai tây, …

  • Bổ sung men vi sinh probiotic cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Probiotic là các loại men vi sinh chứa lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra các lợi khuẩn này còn tiết ra các enzym tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.

 

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề bé sơ sinh bị táo bón qua bài viết này nhé:

https://taobon.vn/nhan-biet-tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-xu-ly.html


 

✔ Trả lời: 

Chào chị Hà Thị Hương, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình về cho web. 

Để giải đáp về vấn đề này hôm nay chúng tôi có Ds. Phan Thị Mỹ Linh. Dược Sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ trao đổi với chị về vấn đề này:

👨‍⚕️ Dược sĩ trả lời: 

Chào chị, về vấn đề thụt hậu môn là phương pháp giải quyết nhanh, tạm thời tình trạng táo bón của bé. Thụt hậu môn là phương pháp đặt hoặc bơm thuốc vào hậu môn để làm mềm phân đang bị tắc nghẽn trong đường hậu môn của bé. 

Chỉ định thụt hậu môn là chỉ định cho trẻ trên 2 tuổi. Với những trẻ dưới 2 tuổi ba mẹ không tự ý bơm thụt hậu môn cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. 

Bé bị táo bón bao lâu thì nên thụt hậu môn: Ba mẹ nên quan sát tình trạng táo bón của bé, nếu bé bị táo từ 5-7 ngày kèm theo tình trạng chướng bụng, chán ăn, có những dấu hiệu mệt mỏi, đau hậu môn,… 

Ban đầu ba mẹ chưa nên sử dụng thuốc thụt tháo hậu môn cho bé ngay mà nên sử dụng các biện pháp dân gian như mật ong, lòng trắng trứng gà, …

Thụt hậu môn bằng thuốc là biện pháp cuối cùng được lựa chọn. Ba mẹ nên đến các nhà thuốc hay đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và thụt là phương pháp tốt nhất. 

Ba mẹ đặc biệt lưu ý: Không thụt hậu môn cho bé khi bé mới chỉ chớm táo bón. Không tự ý bơm thụt mà không có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.


 

✔ Trả lời: 

Chào chị Đặng Thảo Hương, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình về cho web. 

Để giải đáp về vấn đề này hôm nay chúng tôi có Ds. Phan Thị Mỹ Linh. Dược Sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ trao đổi với chị về vấn đề này:

👨‍⚕️ Dược sĩ trả lời: 

Chào chị, để trả lời cho câu hỏi của mình ban đầu tôi muốn trao đổi một chút về vấn đề chất xơ bổ sung cho trẻ. Chất xơ là một chất không có giá trị về dinh dưỡng nhưng lại là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của trẻ. 

Chất xơ ngoài việc giúp bé chống táo bón, giúp đào các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn và ngăn ngừa một số bệnh tật như tim mạch hay béo phì…

Chất xơ có hai loại: loại không tan trong nước có nhiều trong rau xanh, trái cây, măng… và loại tan trong nước có nhiều trong các loại đậu, khoai, bắp, sữa động vật…

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, đối với trẻ em, nhu cầu chất xơ có thể tính theo công thức

                   “Tuổi + 5”, ví dụ: bé 5 tuổi cần “5+5”= 10g chất xơ/ngày.

Một số lưu ý khi bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của bé:

  1. Trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 8-13g chất xơ, vì vậy trong 6 tháng đầu đời mẹ có thể yên tâm nuôi bé bằng sữa mẹ hoàn toàn, vì sữa mẹ không những cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn giàu chất xơ, giúp bé phát triển khỏe mạnh mà không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào.
  2. Trong 100g rau các loại có khoảng 1-3g chất xơ. Một số loại rau giàu chất xơ như nấm (3g chất xơ/100g nấm), rau mồng tơi, rau ngót (2.5g chất xơ/100g rau), giá (2g chất xơ/100g rau), cải thìa (1.8g chất xơ/100g rau cải thìa), rau dền (1.5g chất xơ/100g rau dền), rau đay (1.5g chất xơ/100g rau đau)
  3. Mẹ nên cho bé ăn rau ngay khi bé bắt đầu tập ăn dặm và phải cho bé ăn cả xác rau vì chất xơ có trong rau là loại không tan trong nước, nếu chỉ cho bé ăn nước rau thì hoàn toàn không có chất xơ. Tập cho bé ăn các loại rau mềm trước để bé dễ thích nghi như rau mồng tơi, rau muống, rồi đến các loại rau cứng hơn như rau ngót, rau cải. Cách bổ sung chất xơ cho bé trong thời kỳ ăn dặm cần chú ý.

– Các bé từ 6-24 tháng, trong một chén bột hoặc cháo của bé luôn phải có một muỗng canh rau băm nhuyễn.

– Các bé từ 2 tuổi trở đi, bắt đầu chuyển sang chế độ ăn cứng, mẹ phải nhớ cho rau vào khẩu phần ăn của bé, cho bé ăn các loại rau tùy theo ý thích của mỗi bé.

  1. Trong 100g trái cây các loại có khoảng 0.5 – 6g chất xơ, một số loại quả giàu chất xơ như ổi (6g chất xơ/100g ổi), xoài (2.7g chất xơ/100g xoài), nho (2.4g chất xơ/100g nho), hồng xiêm (2.5g chất xơ/100g hồng xiêm), cam (1.4g chất xơ/100g cam), bưởi (0.7g chất xơ/100g bưởi), bơ (0.5g chất xơ/100g bơ)…

– Cũng như rau, mẹ cần cho bé ăn cả xác trái cây. Việc vắt hoặc ép nước trái cây như nước cam, nước bưởi, nước ổi… chỉ để làm nước uống giải khát chứ không có tác dụng nhuận trường hay giải độc của chất xơ.

– Tùy theo lứa tuổi của bé mà mẹ lựa chọn loại trái cây mềm hay cứng cho thích hợp. Cho bé ăn theo khả năng ăn của bé và nên chọn loại quả mà bé thích.

  1. Chất xơ còn có nhiều trong các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu nành (3-6g chất xơ/100g), các loại khoai như khoai lang, khoai tây (0.5-1g chất xơ/100g)… Tuy nhiên, các loại thực phẩm này ngoài chất xơ còn cung cấp cho cơ thể một lượng đáng kể chất đạm và chất bột đường nên khi sử dụng cần cân đối hợp lý với các thực phẩm cùng nhóm như gạo, thịt. Cụ thể như cho bé ăn đậu xanh thay vì ăn thịt, ăn khoai thay vì ăn cơm…

Tuy nhu cầu không cao nhưng nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy việc bổ sung chất xơ đúng cách vào khẩu phần ăn cho bé là rất quan trọng.


✔ Trả lời: 

Chào chị Quách Thị Hòa, cảm ơn chị đã gửi thắc mắc của mình về cho web. 

Để giải đáp về vấn đề này hôm nay chúng tôi có Ths.Lê Minh Tuấn. Dược Sĩ Đại học Dược Hà Nội sẽ trao đổi với chị về vấn đề này:

👨‍⚕️ Dược sĩ trả lời: 

Giải quyết tình trạng này các mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra cách điều trị. Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ là phương pháp không dùng thuốc hiệu quả nhất đối với trẻ

  • Cho trẻ uống nhiều nước theo công thức Số cân nặng của trẻ Kg x 1000ml
  • Cho trẻ ăn nhiều chất xơ như: Rau, khoai, các loại hoa quả,…
  • Ăn những thực phẩm có tính nhuận tràng cao như: Rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau khoai lang, củ khoai lang, hoa quả như chuối tiêu, tây,…

Khi trẻ bị táo bón cần kiểm tra lại chế độ ăn của trẻ xem đã cân đối hay chưa. Có những trẻ uống quá nhiều sữa, uống những loại sữa giàu protein gây táo bón cho trẻ. 

Khi bé bị táo bón mẹ hãy thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ để quá trình điều trị táo bón hiệu quả hơn. Ngoài ra, cha mẹ cần động viên trẻ tập thể dục nhiều hơn. Không nên thụt tháo hậu môn bé gây tổn thương hậu môn, thụt tháo chỉ là phương pháp cuối cùng khi thay đổi chế độ ăn, tập thể dục, uống nước mà không cải thiện tình hình táo bón ở trẻ.

Đừng để táo bón gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé nhà bạn

Điều trị có các phương pháp như: dùng thuốc táo bón (trong đó có thuốc tây và các bài thuốc Đông y từ những nguyên liệu dễ kiếm), ngoài ra chế độ ăn uống và vận động hợp lý cũng giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả.

Táo bón phải làm gì?

 Điều trị bằng Tây y

Các loại thuốc đặc trị thường được bác sỹ sử dụng là:

  • Thuốc nhuận tràng, làm mềm phân: Igol, Metamucil…
  • Thuốc thẩm thấu: Sorbitol, Forlax, Lactitol… trong thành phần có chứa muối vô cơ, đường, có tác dụng giữ nước trong lòng ruột, kích thích nhu động ruột thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Thuốc làm mềm phân: Docusat, Norgalax giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và dễ di chuyển hơn.
  • Thuốc bôi trơn: bơm trực tiếp vào hậu môn để làm mềm phân.
  • Thuốc nhuận tràng: Bisacodyl, Cascara… kích thích nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng những loại thuốc này dài ngày, có thể gây nên tác dụng phụ.
  •  Các loại thuốc này cũng chỉ giải quyết được triệu chứng mà không giải quyết được nguyên nhân.
  •  Sử dụng lâu khiến cơ thể mất đi khả năng co bóp, đào thải tự nhiên
  •  Trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả, người bệnh nên tới bệnh viện để tháo thụt làm sạch đường ruột.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Các bài thuốc được áp dụng nhiều nhất là:

Sung và sữa tươi: Đun nóng sữa và sung, dùng hàng ngày.

Mận khô: Ăn hằng ngày hoặc đun rồi ép lấy nước, uống 2 lần/ngày.

Mật ong và sữa ấm: Uống mỗi ngày vào buổi sáng.

Bột từ hạt thì là: Pha với nước ấm uống mỗi ngày.

Tuy có tác dụng nhưng các biện pháp dân gian này chỉ nên áp dụng khi bệnh ở tình trạng tương đối nhẹ.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .