Tiết lộ cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón cho trẻ cực hữu ích

Táo bón là một trong những tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khá phổ biến hay gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Táo bón khiến phân trở nên khô cứng, gây đau rát mỗi khi đại tiện. Vì vậy, nhiều người thường cảm thấy ám ảnh, sợ hãi mỗi khi đi đại tiện. Đặc biệt là trẻ nhỏ, hay có biểu hiện nhịn đi tiêu. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ với bạn đọc cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón cho trẻ  em cực hiệu quả và đơn giản được chuyên gia dinh dưỡng bật mí.

Tình trạng khó đi ngoài khi bị táo bón ở trẻ em

Táo bón là tình trạng phân bị mắc kẹt lại trong cơ thể lâu. Vì thế phân trở nên khô cứng, khó di chuyển trong đường ruột để đào thải ra khỏi cơ thể. Trẻ táo bón thường đi ngoài rất khó khăn, gây đau rát hậu môn. Trẻ thường phải rặn cố sức mới có thể đẩy phân ra ngoài.

Cảm giác đau đớn mỗi lần đi vệ sinh khiến trẻ bị ám ảnh và sợ hãi. Cứ như thế, trẻ thường tìm cách lảng tránh. Tình trạng này khiến cho bệnh táo bón trở nên trầm trọng hơn. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Táo bón thường xuyên khiến trẻ bị đau nhức vùng hậu môn, đi ngoài chảy máu.

Tình trạng táo bón của trẻ thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến sau:

Chế độ ăn uống kém khoa học khiến trẻ đi ngoài khó khăn khi bị táo bón

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón.

Xem thêm Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Gợi ý các món mẹ chuẩn bị ngay để con nhanh khỏi

Khẩu phần ăn bị thiếu hụt chất xơ khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mẹ lại cho bé ăn quá nhiều chất đạm, chất béo để tăng cân nhanh lại tạo áp lực cho hệ tiêu hóa. Vì đây là những nhóm chất cơ thể phải mất nhiều thời gian mới có thể tiêu hóa triệt để. Chế độ ăn uống không hợp lý làm trẻ thường xuyên mắc phải các vấn đề: chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu, táo bón,…

Chế độ ăn uống kém khoa học khiến trẻ đi ngoài khó khăn khi bị táo bón

Chế độ ăn uống kém khoa học khiến trẻ đi ngoài khó khăn khi bị táo bón

Thói quen lười vận động khiến gia tăng nguy cơ táo bón ở trẻ

Bé lười vận động, không tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Trẻ chỉ quanh quẩn trong nhà, ngồi một chỗ chơi đồ chơi, xem ti vi, đọc truyện sẽ làm giảm nhu động co bóp của ruột. Từ đó, phân bị ứ tắc và gây ra táo bón

Xem thêm Điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh những điều mẹ cần phải biết

Trẻ táo bón do tác dụng phụ của thuốc

Trẻ bị nhiễm khuẩn phải sử dụng kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Vì hầu hết kháng sinh gây ra một tác dụng phụ là tiêu diệt lợi khuẩn đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng là nguyên nhân gây ra táo bón cũng như các vấn đề khác trên đường ruột.

Xem thêm Những thói quen gây táo bón cần tránh càng lâu càng tốt

Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác cũng gây ức chế sự co bóp của ruột và gây táo bón. Bao gồm thuốc trị ho, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm đau, hạ sốt,…

Trẻ táo bón do tác dụng phụ của thuốc

Trẻ táo bón do tác dụng phụ của thuốc

Một số bệnh lý khiến trẻ bị táo bón thường xuyên

Trẻ đang mắc phải một số bệnh lý có thể làm gia tăng nguy cơ bị táo bón so với các trẻ khỏe mạnh bình thường. Các bệnh lý đó bao gồm suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng thần kinh, thiếu máu và một số bệnh  liên quan đến đại tràng, trực tràng

Bé nhịn đi tiêu gây táo bón kéo dài

Một số nguyên nhân khiến trẻ nhịn đi đại tiện như sợ bẩn, sợ mùi hôi thối, ngại xin phép cô giáo đi ngoài lâu,… Cảm xúc tiêu cực, căng thẳng kéo dài cũng khiến trẻ táo bón và đi ngoài khó khăn

Một số thói quen khác khiến trẻ đi ngoài khó khăn

  • Uống không đủ nước: cơ thể không được cung cấp đủ nước mỗi ngày khiến phân bị rắn, đặc và khô cứng. Khối phân khó khăn trong quá trình di chuyển trong đường ruột và gây táo bón
  • Trẻ uống nhiều sữa công thức: một số loại sữa giàu đạm khiến trẻ thường bị khó tiêu, đầy bụng. Đồng thời, mẹ pha sữa với tỷ lệ không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Một số thói quen khác khiến trẻ đi ngoài khó khăn

Một số thói quen khác khiến trẻ đi ngoài khó khăn

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón cho trẻ em

Thuốc làm mềm phân – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Các thuốc làm mềm phân tác dụng theo cơ chế kích thích sự bài tiết nước, kéo nước vào đại tràng. Từ đó làm mềm phân, tăng thể tích của khối phân. Khối phần có thể di chuyển dễ dàng trong lòng ruột và nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể. Giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng, không gây đau rát

Các thuốc làm mềm phân thường có bản chất là các hợp chất khan nước. Khi vào cơ thể, nó sẽ hút nước mạnh để nước thấm vào phân. Chúng thường được bào chế dưới dạng ống thụt, sử dụng bằng cách thụt vào hậu môn của bé để dung dịch thuốc đi vào trực tràng. Ngoài ra, thuốc làm mềm phân cồn được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế khác như dung dịch, hỗn dịch uống, viên nang,… Nhưng các dạng này thường được sử dụng cho người bị trĩ hoặc tổn thương vùng hậu môn (nứt kẽ hậu môn)

Thuốc làm mềm phân - cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Thuốc làm mềm phân – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Khi sử dụng thuốc làm mềm phân cho bé cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng khi bé đang mắc tình trạng táo bón để giúp trẻ đi ngoài nhanh, dễ dàng. Tuyệt đối không lạm dụng sử dụng liên tục trong thời gian dài vì nó có thể ức chế trương lực co bóp của ruột. Khi không còn sử dụng thuốc thì tình trạng táo bón có thể quay trở lại

Thuốc xổ – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Khi nhắc đến thuốc xổ, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến đó là loại thuốc có hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nó lại được ứng dụng để giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn. Cụ thể, thuốc xổ có tác dụng:

  • Kích thích nhu động ruột tăng cường co bóp.  Giúp giải quyết tạm thời tình trạng táo bón ở trẻ em
  • Làm mềm khối phân, giúp chúng dễ dàng di chuyển trong đường ruột. Từ đó làm giảm cảm giác đau rát mỗi khi đi tiêu
  • Đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, làm sạch đường ruột

Đây chỉ là giải pháp tạm thời khi bé đang mắc phải tình trạng đi ngoài khó khăn do bị táo bón. Ngưng dùng thuốc khi  tình trạng này đã được cải thiện. Khi sử dụng thuốc xổ cho bé cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề  sau đây:

  • Dùng đúng liều theo khuyến cáo của các cán bộ có chuyên môn. Khi dùng quá mức liều quy định rất dễ gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, mất nước
  • Có thể gây tương tác với một số nhóm thuốc khác. Bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, huyết áp,… Khi bé đang sử dụng thuốc khác để điều trị bệnh thì cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng
  • Dễ gây tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Do đó không sử dụng thuốc trong thời gian dài
  • Ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức khi có dấu hiệu bất thường
  • Không sử dụng thuốc xổ cho phụ nữ đang mang thai

Xoa bụng – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Khi trẻ đang bị táo bón, cha mẹ hãy xoa bụng nhẹ nhàng cho con sau khi thức dậy. Xoa bóp bụng nhẹ nhàng, massage giúp cho vùng bụng được làm ấm. Đồng thời kích thích nhu động ruột tăng co bóp. Do đó kích thích trẻ buồn đi tiêu và đại tiện dễ dàng hơn

Sau mỗi bữa ăn, cha mẹ cũng nên rèn luyện cho con thói quen xoa bụng nhẹ nhàng. Động tác này giúp kích thích hoạt động tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Đồng thời giúp giảm nhẹ triệu chứng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn

Xoa bụng - cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Xoa bụng – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Vận động cơ thể – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Tăng cường vận động là cách thức để cơ thể có thể dự trữ một lượng oxy nhiều hơn. Từ đó kích thích khả năng đưa phân ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Vận động thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trẻ đi đại tiện dễ dàng. Tránh mệt mỏi, gắng sức,  đau nhức hậu môn mỗi khi đi ngoài

Đại tiện đúng tư thế – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Tư thế đại tiện tưởng chừng không quan trọng nhưng lại có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng đi ngoài của cơ thể. Khi đi vệ sinh có 2 tư thế ngồi phổ biến là ngồi bệt và ngồi xổm. Thông thường, tư thế ngồi bệt phổ biến hơn vì phần lớn mọi người đều cho rằng nó đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyến cáo tư thế đi vệ sinh còn lại

Các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng ngồi bệt khi đi vệ sinh sẽ tạo áp lực cho cơ vòng hậu môn và ruột. Do đó, việc đưa phân ra khỏi cơ thể khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Tư thế được các nhà khoa học khuyến cao nên áp dụng mỗi khi đi vệ sinh là đặt hai bàn chân lên một cái ghế thấp (cao khoảng 20 cm). Người gập nhẹ sao cho phần bụng tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc khoảng 35 độ. Tạo thành tư thế tương tự như ngồi xổm. Với góc nghiêng như thế này, ruột kết sẽ được duỗi thẳng. Tạo điều kiện thuận lợi để phân dễ dàng di chuyển trong cơ thể và ra ngoài môi trường.

Đại tiện đúng tư thế - cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Đại tiện đúng tư thế – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Xả nước ấm vào vùng hậu môn – cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Xả nước ấm vào khu vực hậu môn cũng là một giải pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để bé đi ngoài dễ dàng. Nước ấm có tác dụng làm mềm phân hiệu quả. Đồng thời làm giảm cảm giác đau rát khi mỗi khi đi tiêu.

Mẹ có thể dùng vòi hoa sen, điều chỉnh mức nước ấm thích hợp. Rồi xả trực tiếp vào hậu môn của bé liên tục trong khoảng 5 phút. Mẹ cần chú ý đến tốc độ xả nước, tránh xịt quá mạnh sẽ khiến bé cảm thấy đau buốt

Để đơn giản hơn, mẹ có thể xả nước ấm vào chậu rồi cho con ngồi ngâm khoảng 15 phút trước khi đi ngoài

Một số lưu ý để dễ dàng đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Thói quen ăn uống khoa học ngăn ngừa tình trạng táo bón

Như đã trình bày ở phần trước, chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón ở trẻ, chiếm tỷ lệ lên tới 95%. Do vậy, để ngăn ngừa các triệu chứng của táo bón, biện pháp đầu tiên là phải thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn của trẻ. Trẻ nhỏ phần lớn lười ăn rau. Và đây cũng là nguyên nhân mà trẻ hay bị táo bón. Do đó để kích thích trẻ ăn rau, mẹ cần chế biến đa dạng, trang trí đẹp mắt để trẻ cảm thấy thích thú. Ngoài rau củ quả, một số thực phẩm khác giàu chất xơ mẹ có thể thêm vào thực đơn của trẻ như khoai lang, mận khô, táo,…
  • Cần hạn chế các đồ ăn chiên rán, thực phẩm giàu đạm, thường có nhiều trong đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp. Vì các loại thực phẩm này có cấu trúc phức tạp. Cơ thể thường mất khá nhiều thời gian mới có thể chuyển hóa hết. Do vậy chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ, tránh tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga. Vì các loại đồ uống này cuốn trôi một phần enzym tiêu hóa của cơ thể. Cản trở chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Thói quen ăn uống khoa học ngăn ngừa tình trạng táo bón

Thói quen ăn uống khoa học ngăn ngừa tình trạng táo bón

Loại bỏ thói quen không tốt khi đại tiện để ngăn ngừa táo bón

Thói quen khi đi vệ sinh tưởng như vô hại nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi ngoài. Những thói quen xấu sẽ khiến cho tình trạng táo bón kéo dài dai dẳng và trở nên ngày càng nặng. Do đó, cần loại bỏ ngay những thói quen không tốt của trẻ khi đại tiện để xử lý dứt điểm tình trạng này. Các thói quen đó bao gồm:

  • Sử dụng điện thoại, đọc sách khi đi vệ sinh: những thói quen này thường giữ chân chúng ta khá lâu trong nhà vệ sinh. Khi sử dụng thiết bị điện tử hay đọc sách, lưu lượng máu sẽ tập trung vào não. Do đó tuần hoàn máu tại hệ tiêu hóa bị rối loạn, cản trở. Đồng thời, trẻ bị mất tập trung và quên rặn để đẩy phân ra ngoài. Lâu ngày khiến trực tràng bị mất đi tính nhạy cảm đối với việc kích thích đại tiện. Nếu không từ bỏ thói quen này thì táo bón sẽ trở lại với tần suất thường xuyên hơn
  • Sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh: thói quen sử dụng nhiều giấy vệ sinh khi đi tiêu có thể làm gia tăng nguy cơ vi khuẩn lây lan và gây bệnh. Đồng thời cũng có thể gây ra các vấn đề kích ứng trên da
  • Rặn quá sức khi đi đại tiện: hành động này dễ gây nứt kẽ hậu môn. Và khiến trẻ đau rát kể cả khi đi ngoài bình thường

Thức dậy sớm hơn để đi ngoài dễ dàng hơn

Buổi sáng là thời điểm thích hợp để cơ thể loại bỏ chất cặn bã và độc tố ra ngoài môi trường. Lý giải về vấn đề này, các nhà khoa học đã chứng minh rằng đây là khoảng thời gian mà nhu động ruột hoạt động mạnh nhất. Giúp kích thích cảm giác buồn đi đại tiện. Từ đó phân có thể được đào thải ra ngoài dễ dàng.

Vì vậy, nếu trẻ đang bị táo bón, bố mẹ nên rèn cho con đi ngủ sớm và dậy sớm vào mỗi sáng. Duy trì thói quen này sẽ rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bố mẹ cũng nên rèn cho con đi đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày. Cụ thể nên đi ngoài trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng là tốt nhất

Ngược lại, sinh hoạt kém điều độ, nhịn đi tiêu sẽ gây ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe đường ruột.  Phân bị giữ lại trong cơ thể trong thời gian dài sẽ bị mất nước và dần trở nên khô cứng. Khối phân to và rắn chắc gây khó khăn khi đi ngoài. Kéo dài dễ dẫn tới bệnh trĩ.

Thức dậy sớm hơn để đi ngoài dễ dàng hơn

Thức dậy sớm hơn để đi ngoài dễ dàng hơn

Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ bị táo bón ở trẻ em

Nước giữ vai trò quan trọng giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Với những đối tượng thường xuyên bị táo bón, việc bổ sung đủ nước mỗi ngày càng cần thiết. Bổ sung đủ nước giúp cung cấp nước cho phân. Phân mềm ra và được đào thải ra ngoài nhanh chóng, dễ dàng

Trong đó, uống nước ấm là một trong những giải pháp giúp đi ngoài hiệu quả và an toàn. Nhiệt độ của nước giúp nhu động ruột được kích thích. Do đó phân di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa. Hạn chế tình trạng thức ăn bị ứ đọng lâu ngày trong đường ruột.

Một số đồ uống chứa caffein cũng đem lại tác dụng tương tự. Các nghiên cứu được tiến hành và đưa ra kết luận hoạt chất cafein khi được đưa vào cơ thể sẽ tăng nhu động co bóp. Giúp giải quyết tình trạng táo bón. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều. Vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Sử dụng thường xuyên có thể phản tác dụng. Làm cho cơ thể bị mất nước và các triệu chứng táo bón diễn biến ngày càng tồi tệ hơn.

Tóm lại, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống một cốc nước ấm trước khi đi vệ sinh khoảng 30 phút để kích thích trẻ đại tiện tự nhiên

Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ bị táo bón ở trẻ em

Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ bị táo bón ở trẻ em

Tăng cường bổ sung chất xơ đầy đủ để ngăn chặn đi ngoài khó do táo bón

Khi đi vào lòng ruột, chất xơ sẽ hút nước và trương nở tạo gel. Nước được kéo vào sẽ có tác dụng làm mềm phân và tăng thể tích khối phân. Phân sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể nhanh chóng mà không gây đau rát khi đi vệ sinh

Bên cạnh các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc, rau xanh, yến mạch và một số loại quả, mẹ có thể tham khảo thêm một số thuốc bổ sung chất xơ trị táo bón cho bé. Khi lựa chọn mẹ nên để ý đến thành phần và tác dụng của sản phẩm. Nên lựa chọn các sản phẩm chứa cả chất xơ và các chủng lợi khuẩn đường ruột. Vừa giúp giải quyết táo bón ở trẻ, vừa hồi phục và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .