Bệnh trĩ ở trẻ em do nguyên nhân gì? điều trị ra sao?

Nhiều quan niệm sai lầm dẫn đến tình trạng trĩ ở trẻ ngày càng nặng hơn. Nhiều người nghĩ rằng trĩ chỉ xuất hiện ở người lớn do thói quen ăn uống, sinh hoạt hay làm việc không hợp lý. Nhưng trĩ còn có thể xuất hiện ở lứa tuổi còn rất nhỏ như trẻ em. 

Trĩ ở trẻ cũng có những biểu hiện tương tự như người lớn nhưng lại có những biện pháp điều trị khác nhau. Cùng INSOTAC tìm hiểu về vấn đề này nhé:

1. Bệnh trĩ ở trẻ là bệnh như thế nào?

Trĩ là bệnh mắc phải ở trực tràng và hậu môn. Tại đây mạch máu bị sung huyết và sưng lên có thể chảy máu khiến cho trẻ khó chịu. Sợ đi vệ sinh và quấy khóc nhiều. 

2. Bệnh trĩ ở trẻ được chia thành 3 loại cũng như trĩ gặp ở người lớn:

  Phân loại trĩ

                                                                                                  Phân loại trĩ

2.1 Trĩ nội:

Trĩ này xảy ra bên trong hậu môn. Làm thế nào để ba mẹ có thể nhận biết được trĩ nội ở trẻ? Bé đi ngoài quấy khóc, phân có lẫn máu và bé đau rát không dám đi vệ sinh.

2.2 Trĩ ngoại:

Búi trĩ bắt đầu xuất hiện ở quanh hậu môn của trẻ khiến bé đau đớn.

2.3 Trĩ hỗn hợp:

Là tình trạng xuất hiện cả trong lẫn ngoài hậu môn của bé. Tình trạng này khá phức tạp nên khiến bé đau đớn khi đi ngoài.

3. Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ như thế nào: 

Vậy khi bị trĩ bé sẽ có những triệu chứng như thế nào?

  • Bé đi vệ sinh rất lâu: Do bé bị trĩ nên có thời gian đi vệ sinh rất lâu. Bé cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh. Khi bé đi vệ sinh lâu, máu tại hậu môn lưu thông kém. Các búi trĩ hình thành dễ dàng hơn
  • Bé cảm thấy rất đau rát khi đi vệ sinh: Khi bé đi vệ sinh sẽ cọ sát vào niêm mạc trực tràng và hậu môn. Bé sẽ cảm thấy đau rát nếu phân tiếp xúc với những vị trí đang bị tổn thương như vậy. Vì thế, đau rát là triệu chứng bé nào mắc trĩ cũng sẽ gặp.
  • Bé bị táo bón thường xuyên hơn: Ở những trẻ bị trĩ sẽ ít đi ngoài hơn. Thường bé sẽ táo 3-5 ngày mới đi vệ sinh. Tính chất phân thường rất cứng, rắn,… khó tống phân ra ngoài. 
  • Khu vực hậu môn của bé có những dấu hiệu bất thường: Ở hậu môn của những trẻ bị táo bón thường có những dấu hiệu sau
  • Hậu môn sưng tấy.
  • Nóng đỏ.
  • Đau rát.
  • Khi đi vệ sinh trên giấy có dính nhầy máu.

4. Bệnh trĩ ở trẻ ba mẹ nên làm gì?

Ba mẹ làm gì khi con bị trĩ

                                                                                                    Ba mẹ làm gì khi con bị trĩ

Hầu hết trẻ bị trĩ là do thói quen ăn uống chưa khoa học nên dẫn đến táo bón. Khi bé bị táo bón kéo dài sẽ có thể mắc bệnh trĩ. Ba mẹ nên:

  • Thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ: Cho bé ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ cho bé. Cung cấp thức ăn giàu vitamin để bé có một sức đề kháng khỏe mạnh. Ngoài ra cung cấp cho bé những lợi khuẩn có lợi từ sữa chua, men tiêu hóa, men vi sinh. Để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Sử dụng nước ấm để ngâm và tắm cho trẻ: Cho bé tắm bằng nước ấm sẽ làm cho máu dễ lưu thông hơn. Dễ đẩy phân ra ngoài. 
  • Khuyến khích bé tập thể dục, vận động hàng ngày: Khuyến khích bé tập thể dục và vận động mỗi ngày. Hỗ trợ tăng nhu động ruột để tống phân ra ngoài giảm thiểu tình trạng táo bón. Vì thế ba mẹ nên khuyến khích bé tập thể dục các bộ môn như chạy bộ, bơi lội,… để bé có thể được vận động mỗi ngày. Nhưng lưu ý không cho bé vận động bằng các môn thể thao như đạp xe đạp, hay bê vác nặng, những bài tập này khiến tình trạng trĩ của bé nặng hơn. 
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian như: Rau diếp cá, lá trầu không, rau cúc tần,… Hỗ trợ điều trị trĩ ở trẻ em rất tốt. 

Hơn thế nữa để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh tránh được những bệnh lý ở hệ tiêu hóa ba mẹ nên cho bé bổ sung những sản phẩm hỗ trợ như men vi sinh. Những sản phẩm này vừa bổ sung chất xơ hòa tan cho bé, vừa bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột. Giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất

                                                                     Đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất

Khi bé có các dấu hiệu của trĩ ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra ba mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như thể dục của bé để bé có một sức đề kháng khỏe mạnh.

    Đăng kí tư vấn miễn phí cách tăng sức đề kháng, ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé

    Hoặc liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây

    ###
    Facebook
    Zalo

    Pharma cam kết giữ kín mọi thông tin của quý khách hàng không được tiết lộ ra bên ngoài. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quyền riêng tư của quý khách và coi trọng như tài sản của chúng tôi.

    Tin liên quan

    84929197777 Chat ZALO
    .
    .
    .
    .